Một nhóm 4 sinh viên Khoa Hệ thống Thông tin (SIS) Đại học SMU đã giành vị trí Á quân đầu tiên của cuộc thi EY Châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức tại Hồng Kông vào ngày 3/3/2023 vừa qua.

Đội TankBellCurve, bao gồm Winston Ho Min Kit, Toh Zi Jie, Sim Cher Boon và Tan Kee Hock giành được giải thưởng trị giá 10.000 đô la Hồng Kông sau khi đánh bại 6 đội khác trong trận chung kết. Các đội đến từ các trường đại học của Úc, Hồng Kông và Malaysia.

Từ trái qua phải: Toh Zi Jie, Sim Cher Boon, Winston Ho và Tan Kee Hock từ Khoa Hệ thống Thông tin Đại học SMU – đội duy nhất đến từ Singapore trong trận chung kết tại cuộc thi Hackathon EY châu Á-Thái Bình Dương.

Tổng cộng có 24 đội đến từ khu vực châu Á Thái Bình Dương đã tham gia vòng sơ khảo được tổ chức trực tuyến từ ngày 10 đến 20/1/2019. Các đội tham gia đã được thử sức với những bài kiểm tra năng lực và kỹ thuật máy tính cơ bản trong hệ điều hành Linux và Windows. Các thí sinh được yêu cầu làm việc với môi trường doanh nghiệp mô phỏng. Với mỗi mốc thành công, các đội sẽ cắm một lá cờ biểu thị rằng một hệ thống nhất định đã được thâm nhập. Càng tiến sâu vào hệ thống, càng nhiều điểm sẽ được trao tương ứng với số lá cờ được cắm.

8 đội có số điểm cao nhất, bao gồm đội TankBellCurve đã tiến vào chung kết được tổ chức tại Hồng Kông vào 3/3/2019. Tương tự như phòng sơ khảo, các đội lọt vào vòng chung kết được kiểm tra kỹ năng trong việc thâm nhập hệ thống Windows và Linux nhưng mức độ khó đã được nâng lên đáng kể. Điều này đòi hỏi các đội phải hiểu rõ về ứng dụng web, mạng internet, mật mã và hệ điều hành để xác định vị trí và triển khai “vá” lỗ hổng.

Trước trận chung kết, đội TankBellCurve đã thảo luận về vai trò của từng thành viên trong đội, diễn biến của cuộc thi, lường trước các tình huống có thể xảy ra, những hành động cần thực hiện và thời gian phân bổ cho mỗi nhiệm vụ.

Kể lại những thách thức mà đội gặp phải trong cuộc thi, Cher Boon cho biết các đội được cho 10 ngày trong vòng sơ khảo để xác định vị trí các lỗ hổng, cắm cờ và tích lũy càng nhiều điểm càng tốt. Tuy nhiên, vào chung kết mỗi đội chỉ có 7,5 giờ. Do đó, tốc độ rất quan trọng. Có những lúc đội gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các lỗ hổng trong các hệ thống vì chúng được che giấu rất kỹ hoặc đó là một lỗ hổng mà nhóm chưa từng gặp trước đây.

Kee Hock chia sẻ rằng luyện tập và luyện tập nhiều hơn là chìa khóa để đội tuyển giành thành tích tốt tại cuộc thi. Cả đội rất biết ơn sự hỗ trợ từ SIS đã cho phép đội tuy cập vào các tài nguyên cần thiết để trau dồi kỹ năng của mình trong hệ thống Windows, Linux, mật mã học và ứng dụng web. Ngoài các kỹ năng cứng, các kỹ năng mềm như giao tiếp hiệu quả, xây dựng tình bạn trong đội, biết lắng nghe và chủ động cũng đóng một vai trò rất lớn trong thành công của nhóm. Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, nhóm đã học được rằng ngay cả khi gặp thử thách khó khăn trong tình huống nhạy cảm với thời gian, điều quan trọng là cần phải giữ bình tĩnh và tuân thủ kế hoạch mà cả nhóm đã đề ra, tin tưởng các đồng đội sẽ đảm bảo được việc hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách kịp thời. – Kee Hock bổ sung.

(Theo smu.edu.sg)

>> Xem thêm về học bổng Đại học SMU.

Công ty Du học INEC – Đại diện duy nhất của Đại học SMU tại Việt Nam:

  • Tổng đài: 1900 636 990
  • Hotline miền Bắc & Nam: 093 409 3311 – 093 409 3040 – 093 409 4411
  • Hotline miền Trung: 093 409 9070 – 093 409 9983
  • Email: [email protected]
error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon