Khi đi du học Mỹ, những bạn dưới 18 tuổi không có thân nhân nội trú sẽ được nhà trường sắp xếp ở cùng với một gia đình người bản xứ. Hình thức này được gọi là cư ngụ “host family” và thường chỉ dành cho học viên bậc trung học. Qua đây, các bạn sẽ nhận được sự giám hộ, chăm sóc và giúp đỡ từ gia đình người bản xứ để vượt qua những cú sốc văn hóa, áp lực bài vở và nhiều vẫn đề khác trong cuộc sống.

Host family không đơn thuần chỉ là nơi ăn, chốn ở cho du học sinh giữa xứ người

Host family đóng một vai trò rất quan trọng chứ không đơn thuần chỉ là nơi ăn, chốn ở giữa xứ người. Do đó, việc xây dựng mối quan hệ gắn bó với họ là điều mà du học sinh nên làm. Chỉ có một số ít gia đình người bản xứ yêu cầu nhà trường phải trả phí ăn ở cho mình, còn phần đông đều là tình nguyện. Nếu may mắn, bạn còn được host family nhận làm con nuôi tại Mỹ nữa đấy!

>> Điều kiện du học Mỹ

Host family khác với homestay

Tại Mỹ có 2 hình thức cho du học sinh tạm trú để ăn học tại các gia đình bản xứ, bao gồm: homestay và host family. Thoạt nhìn thì 2 hình thức này khá giống nhau song về thực chất thì lại có khá nhiều điểm khác biệt.

*Cách phân biệt:

Những điểm khác biệt

Home stay

Host family

Hình thức chọn lựa

Dành cho sinh viên từ 18 tuổi trở lên (độ tuổi trường thành theo luật pháp Mỹ). Trong trường hợp các bạn không đăng kí ở KTX, không tự thuê nhà ở ngoài hoặc không thân nhân nội trú… thì có thể liên hệ với nhà trường để đến ở trọ tại 1 gia đình đã đăng kí tại trường.

Gia đình homestay là những người bản xứ có dư phòng trong nhà, có nguyện vọng nhận du học sinh ở trọ và đã đăng kí với các trường cao đẳng/ đại học tại địa phương.

Chỉ dành cho du học sinh dưới 18 tuổi (chưa đủ tuổi trưởng thành theo luật pháp nước Mỹ). Trong trường hợp các bạn không có thân nhân và không có nơi ở nội trú thì bắt buộc phải nhận sự giám hộ bởi một host family theo sắp xếp của nhà trường.

 

Thời gian cư ngụ

Thời gian tối thiểu cho du du học sinh trọ homestay là 4 tuần. Sau giai đoạn ở thử này, nếu du học sinh thích thì có thể xin cư ngụ tiếp và tiếp tục đóng tiền ở trọ (2 tuần/ lần).

Trong trường hợp nếu bạn thấy không thích hợp để tiếp tục sống tại nơi đó thì có thể báo với gia đình trước 2 tuần để chuyển đi nơi khác.

 

Khác với homestay, khi du học sinh được nhà trường sắp xếp đến sống tại gia đình host family thì các bạn phải tuân thủ việc cư ngụ tại đó trong thời gian suốt 1 năm học.

Sau 1 năm, nếu cả 2 bên cùng muốn tiếp tục việc bảo trợ thì chỉ cần đến đăng kí với trường.

 

Mối quan hệ

Trong thời gian cư ngụ tại “Homestay”, thông thường quan hệ giữa gia đình bản xứ và du học sinh chỉ là quan hệ đơn thuần giữa chủ nhà và người thuê nhà mà thôi. Tuy nhiên, nếu du học sinh gặp khó khăn và cần hỗ trợ về mặt tinh thần, họ sẽ luôn sẵn lòng giúp đỡ.

 

Tuy cũng là nơi ở trọ nhưng sự quan hệ giữa gia đình bản xứ và du học sinh là mối quan hệ giữa đứa trẻ và những người giám hộ, bảo trợ. Thường thì du học sinh sẽ xem host family là gia đình thứ 2 của mình tại Mỹ và host family cũng thường xem các bạn như 1 thành viên của gia đình.

  

*Lưu ý:

– Ở một số trường cao đẳng và đại học ở Mỹ, host family vẫn được áp dụng cho những học viên trên 18 tuổi. Tuy nhiên, phần đông sinh viên quốc tế đều ưu tiên chọn phương án ra ngoài thuê nhà.

– Du học sinh có thể yên tâm về việc ở cùng với host family trong thời gian du học Mỹ của mình. Bởi mỗi gia đình bản xứ muốn tham gia bảo trợ đều phải đăng kí và cung cấp cho nhà trường đầy đủ các thông tin như số thành viên trong gia đình, họ tên, thông tin nghề nghiệp, số phòng trong nhà, thói quen sinh hoạt của gia đình, hình ảnh sinh hoạt trong gia đình, kể cả các thú nuôi trong nhà như chó, mèo (nếu có)… Sau đó, nhà trường có nhiệm vụ là đến kiểm tra độ xác thực của các thông tin này trước khi chấp nhận cho gia đình này vào danh sách “host family” của mình.

>> Học bổng du học Mỹ 2022

Kinh nghiệm sống với gia đình nhà chủ – host family

Ở đâu cũng vậy, chỉ cần sống chân thành thì bạn sẽ luôn được yêu quý. Đặc biệt khi sống cùng nhà với người Mỹ, bạn nên quan tâm hỏi han và ngợi khen vì họ có sở thích tán thán lẫn nhau mà không sợ bị chê giả tạo hay sáo rỗng. Đồng thời, họ cũng rất có ý thức tôn trọng không gian sống cá nhân cho nên tốt nhất du học sinh nên hỏi ý kiến của host family mỗi khi muốn làm điều gì đó với ngôi nhà của họ. 

Để xây dựng tình cảm thân thiết, du học sinh nên thường xuyên trò chuyện với nhà host

Du học sinh nên trò chuyện với nhà host càng nhiều càng tốt. Tại Mỹ, hầu hết những gia đình tham gia chương trình host family đều thuộc diện có điều kiện kinh tế từ khá trở lên. Họ tình nguyện nhận giám hộ, chăm sóc cho sinh viên du học Mỹ chủ yếu là vì thiếu thốn tình cảm, muốn giao lưu văn hóa và có thêm trải nghiệm sống chứ không phải nhất thiết vì tiền. Vì vậy, hãy mạnh dạn chia sẻ với họ về văn hóa, lối sống của người Việt Nam trong thời gian ở cùng nhà. Chưa kể là việc thường xuyên trò truyện với gia đình giám hộ cũng là cách hiệu quả để bạn làm quen với lối sống Mỹ, nâng cao vốn tiếng Anh và có cơ hội được đi đó đây khám phá nước Mỹ rộng lớn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào việc chuẩn bị các bữa ăn hay những việc vặt của gia đình. Góp một tay vào những việc nhà như dọn dẹp, giặt đồ, rửa bát sẽ không quá khó khăn nhưng lại giúp gia đình giám hộ nhìn nhận bạn là người được giáo dục tốt. Riêng về việc bếp núc, du học sinh hãy cố gắng nấu những món ăn truyền thống Việt Nam vì người Mỹ rất thích trải nghiệm hương vị mới lạ.

Du học sinh hay phụ giúp nhà host chuẩn bị các bữa ăn được nhìn nhận là có giáo dục tốt

>> Du học Mỹ cần bao nhiêu tiền?

Sau đây là thêm một số quy tắc mà các bạn du học sinh từng sống với host family muốn chia sẻ đến mọi người:

  • Thông báo trước cho gia đình về việc bạn sẽ không ăn cơm ở nhà.
  • Cố gắng giữ phòng của bạn sạch sẽ ngăn nắp và gọn gàng.
  • Có ý thức giữ gìn tài sản của gia đình.
  • Hỏi ý kiến thành viên trong host family khi muốn mời bạn đến chơi.

Để được hỗ trợ về du học Mỹ, vui lòng liên hệ theo số 1900 636 990 hoặc:

Hotline TP HCM: 0903 409 3223 – 093 409 2080

Hotline Đà Nẵng: 093 409 9070

Email: [email protected]

error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon