Trong buổi phỏng vấn visa du học Mỹ, có khoảng 65 câu hỏi thường gặp và nhân viên lãnh sự quán có thể hỏi bạn bất kỳ câu nào trong số đó. 3 câu hỏi kinh điển nhất trong hầu kết các buổi phỏng vấn visa du học Mỹ là:

  • Vì sao bạn du học Mỹ?
  • Vì sao bạn chọn trường này?
  • Kế hoạch của bạn sau tốt nghiệp?

Sau đây là gợi ý trả lời khôn ngoan cho 3 câu hỏi trên. Nếu may mắn, chỉ với 1 câu trả lời cũng đủ để bạn đậu visa du học Mỹ trong buổi phỏng vấn đó.

Câu 1: Vì sao bạn chọn du học Mỹ?

Khi hỏi câu này, nhân viên lãnh sự quán biết lý do còn rõ hơn chính bạn. Họ biết quá rõ về giáo dục nước họ, sức hút mãnh liệt của đất nước Hoa Kỳ và kinh qua biết bao cuộc phỏng vấn, nhìn thấu tâm tư nguyện vọng của sinh viên khi chọn du học Mỹ. Vậy nên câu trả lời của bạn không nên sáo rỗng, chung chung mà phải rõ ràng, súc tích và trên hết là chân thật. Đó là yếu tố dễ thuyết phục nhất. Sau đây là gợi ý 1 vài cách trả lời:

  • Hệ thống giáo dục Mỹ nổi tiếng nhất thế giới: Mỹ sở hữu nhiều đại học nổi tiếng nhất thế giới hơn bất kỳ nước nào. Nền giáo dục Mỹ cũng đào tạo được lực lượng những người thành đạt, nổi tiếng, các tỉ phú, chính khách, nhà bác học được nhiều giải Nobel hơn bất kỳ nước nào. Tôi tin rằng nền giáo dục này sẽ phát triển được toàn diện năng lực bản thân của chính mình.
  • Giáo dục Mỹ coi trọng tính thực tiễn, ngoài học lý thuyết và những kiến thức hàn lâm, sinh viên còn được ứng dụng những gì mình học vào thực tế, được phát triển kỹ năng sống để ra trường thành một nhân viên năng động.
  • Tôi chẳng những ngưỡng mộ nền giáo dục Mỹ mà còn yêu thích văn hóa Mỹ, nơi tính sáng tạo và quyền tự do cá nhân được đề cao để con người có thể phát triển tối đa tiềm năng của mình. Môi trường học tập và sinh sống tại đây thông thoáng.
  • Tôi thích học ngành animation/ quản lý golf…mà hiện tại nước tôi không dạy ngành này.
  • Tôi yêu thích và muốn theo học ngành IT/ kinh doanh/ luật/tâm lý mà Mỹ là nơi đào tạo tốt nhất ngành này

Trong dạng câu trả lời thứ 4: “Tôi chọn Mỹ vì ngành này…”, có thể bạn sẽ bị hỏi thêm “Sao không phải nước khác mà là Mỹ, ví dụ như Anh, Úc, Đức, Singapore? Bạn nên biết để chuẩn bị tâm lý cho câu trả lời kéo theo đó. Cần chỉ ra được lý do chính đáng “Vì sao Mỹ mà không phải nước khác”. Ví dụ “Mỹ là nơi đào tạo ngành này tốt nhất…”, “Ngoài chọn Mỹ vì ngành học này tốt, tôi còn yêu nền văn hóa Mỹ, và thành phố mà tôi đến, như Seattle chẳng hạn, tôi đã yêu mến qua những bộ phim được xem, tin tức được biết, có hãng Microsoft danh tiếng, …” Ngoài ra, trong trường hợp bạn nộp hồ sơ vào nhiều trường ở nhiều nước khác nhau, nhưng trường tại Mỹ gửi thư chấp nhận nhập học trước nên bạn chọn đi Mỹ. Mỹ vẫn là lựa chọn ưu tiên nhất.

Câu 2: Vì sao bạn chọn trường đại học này?

Đối với câu hỏi này, bạn phải chỉ ra được lý do thuyết phục vì sao không phải trường nào khác mà là trường này, những điểm nổi trội ở ngôi trường này. Ví dụ:

  • “Tôi chọn du học Mỹ tại INTO Marshall vì học phí ở đây rẻ.” Đồng thời, chỉ ra được rẻ như thế nào? Ví dụ, so với các trường cùng ranking thì học phí, các khoảng phí khác của Đại học Marshall đều thấp hơn. Bạn nên nhớ luôn cả số tiền học phí nếu chọn trường vì rẻ. Chỉ có con số mới dễ so sánh, cũng cho thấy sự quan tâm sâu sắc của bạn dành cho ngôi trường mình đến, chứ không hời hợt hay chọn trường vì người quen, theo xu hướng.
  • Ngành tôi chọn, trường này đào tạo rất tốt: Ví dụ: “Tôi chọn trường George Mason vì ngành luật ở đây có ranking cao, xếp hạng 46 toàn quốc”. Hoặc “Tôi chọn Đại học Alabama ở Birmingham vì ngành chăm sóc sức khỏe ở đây có thứ hạng tốt, trường này đặc biệt mạnh ngành này có và cả 1 bệnh viện UAB lớn nhất toàn bang, ….”
  • Tôi yêu thích bang Washing, và trường Cao đẳng North Seattle thích hợp với tình hình tài chính, học lực của tôi nhất: dành cho sinh viên tốt nghiệp lớp 10 và đủ 16 tuổi. Trường lại nằm trong trung tâm của thành phố công nghệ danh tiếng tại Bắc Mỹ – Seattle. Điều này tôi không thấy ở trường khác, bang khác.
  • Tôi đã hoàn thành nghiên cứu của mình ở môn thiết kế trình biên dịch trong IEEE. Sau khi trao đổi qua email với giáo sư…của trường, cô ấy đồng ý nhận tôi vào phòng nghiên cứu của cô ấy.

Ngôi trường là nơi bạn sẽ gắn bó mật thiết nhất trong suốt thời gian du học Mỹ. Vậy nên bạn cần biết càng nhiều về trường càng tốt.

Câu 3: Kế hoạch của bạn sau khi tốt nghiệp?

Khi hỏi câu này, những gì họ mong đợi được nghe là kế hoạch tương lai của bạn sau hành trình du học Mỹ. Bạn quyết định tương lai của mình như thế nào và hơn hết, những gì bạn trình bày không chứng tỏ rằng bạn du học Mỹ để định cư. Vậy nên trong câu trả lời của mình, bạn cần ghi nhớ 3 điều cơ bản sau:

  • Bạn không tiềm ẩn là một người định cư. Du học xong sẽ quay về nước chứ không du học để tìm đường định cư tại Mỹ
  • Mối quan hệ chặt chẽ với gia đình ở Việt Nam, đi đâu cũng nhớ về gia đình
  • Tài chính gia đình mạnh đủ để chi trả cho bạn suốt thời gian du học, không bỏ học giữa chừng, không phải du học là cái cớ để qua Mỹ kiếm tiền.

Sau đây là một câu trả lời mẫu: “Sau khi học xong, tôi sẽ quay về TP HCM của Việt Nam làm việc cho tập đoàn Microsoft. Bạn bè/anh em tôi đã du học và quay về làm việc tại đó, rất tốt. Làm việc cho Microsoft cũng là ước mơ của tôi”. Hoặc “Học xong tôi sẽ quay về quê hương tôi, tại Bình Dương, Việt Nam. Nơi đó có rất nhiều khu công nghiệp và các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn của Mỹ, Singapore”. Tóm lại, bạn chỉ rõ được điểm đến sau tốt nghiệp, là thành phố, là công ty nào thì càng tốt. Mục tiêu du học cao xa mơ hồ như “tôi sẽ là một luật sư danh tiếng” không được đánh giá cao bằng việc bạn đặt mục đích từ đầu, có mơ ước từ đầu là “tôi làm gì, như thế nào”.

Trên hết, câu trả lời của bạn cần thể hiện được sự chân thật, thuyết phục. Nên vui vẻ và có tâm lý thoải mái trong cuộc phỏng vấn visa du học Mỹ. Những điều đó dễ tạo cho nhân viên phỏng vấn của lãnh sứ quán cảm tình hơn.Chúc các bạn nhiều may mắn!

>>65 câu hỏi phỏng vấn visa du học Mỹ

Tìm hiểu thông tin và luyện phỏng vấn visa du học Mỹ, vui lòng liên hệ với đại diện tuyển sinh quốc tế các trường của Mỹ tại Việt Nam để được hỗ trợ tốt cho hồ sơ của bạn:

Du học INEC:

Số điện thoại: 1900636990. Email; [email protected] 

  • Hotline TP. Hồ Chí Minh: 093 409 3223 – 093 409 2080
  • Hotline Đà Nẵng: 093 409 9070                                                                     
error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon