Du học là một hành trình tương đối tốn kém và nếu bạn nắm trong tay 6 bí kíp dưới đây thì cụm từ “chi phí du học” sẽ chẳng còn làm bạn phải bận tâm nhiều nữa!

Bước 1: Cân nhắc cẩn thận về chi phí

Trước khi vạch ra ngân sách du học thì điều đầu tiên bạn cần phải nắm chính là tình hình tài chính của mình, gia đình hay người chu cấp chi phí đi du học cho bạn. Việc nắm rõ các con số sẽ giúp bạn có sự tính toán và cân nhắc chi tiêu tốt hơn, hợp lý hơn và tránh được tình trạng “thâm hụt ngân sách”.

6-buoc-lap-ke-hoach-chi-tieu-kham-pha-the-gioi-1

Bước 2: Chuyển đổi tiền tệ

Có nhiều người đã bị sốc khi chuyển đổi từ VNĐ sang các đơn vị tiền tệ khác. Vì thế, trước khi đưa ra bất kỳ danh mục những gì cần chi thì bạn nên có thao tác chuyển đổi tiền tệ. Điều này giúp bạn cân đối chi tiêu tốt hơn cũng như tránh được những cú sốc tỷ giá không đáng có.

Bước 3: Sắp xếp những thứ bạn cần theo mức độ ưu tiên

Có 3 thứ căn bản nhất cần chú ý cho những ai đi du học chính là chi phí nhà ở, thức ăn và di chuyển. Bạn nên ưu tiên cân nhắc chi phí cho 3 phần này trước khi muốn đưa ra thêm bất kỳ chi phí nào khác. Hãy sắp xếp mọi thứ theo mức độ ưu tiên, chẳng hạn như với chi phí nhà ở và đi mua sắm, vui chơi hay du lịch thì hẳn nhà ở chính là ưu tiên số một.

Bước 4: Tận dụng giảm giá dành cho sinh viên

Bạn có biết là một sinh viên học ở trời Tây thì thẻ sinh viên và thẻ giảm giá được xem là “cứu cánh” cho du học sinh? Nhờ nó mà bạn sẽ tiết kiệm được không ít tiền khi đi mua sắm hay di chuyển trong thành phố. Thế nhưng, bạn cần phải đọc kỹ các quy định trước khi dùng thẻ bởi nhiều nơi chỉ áp dụng có giới hạn.

6-buoc-lap-ke-hoach-chi-tieu-kham-pha-the-gioi-2

Bước 5: Liệt kê những thứ bạn muốn

Đây được xem là phần khó khăn nhất bởi những thứ bạn cần thì hữu hạn còn những thứ bạn muốn thì vô hạn. Có một điều hiển nhiên khi bạn đặt chân đến bất kỳ một đất nước mới, vùng đất mới nào sẽ muốn đi tham quan và khám phá mọi nơi. Tuy nhiên, làm sao để vạch ra đươc ngân sách hợp lý cho những chuyến đi mang tính giải trí này lại là một điều không hề dễ dàng. Bạn có thể chia thành các mục như sau:

Du ngoạn: Có khá nhiều thứ bạn muốn làm, nhiều nơi để đến ở vùng đất mới này, chính vì vậy bạn nên lên kế hoạch về những nơi bạn “nhất định phải ghé thăm”, “nhất định phải làm”. Sau đó tính toán chi phí cả đi lẫn về, ăn uống, đi lại… ở mức càng chi tiết càng tốt. Và đừng quên tận dụng các chuyến bay giảm giá hoặc chọn đi vào mùa thấp điểm, hoặc đi chung với những người khác để tiết kiệm chi phí nhé!

Hẹn hò: Đi du học là điều kiện rất lớn để bạn làm quen với những người bạn mới đến từ nhiều vùng miền và quốc gia khác nhau. Để ngân quỹ không bị “thiếu trước hụt sau” thì bạn nên dành ra cho mình một khoản phí cho việc gặp gỡ, đi chơi hay hò hẹn với bạn bè. Đây cũng là lúc để những chiếc thẻ giảm giá, thẻ sinh viên phát huy tác dụng.

Mua sắm: Ra nước ngoài và đi mua sắm là điều khá hiển nhiên và bạn sẽ có xu hướng muốn mua cái này cái kia về để làm quà cho gia đình, bạn bè hay mua cho chính mình. Thế nhưng, ngân sách của một du học sinh thì thường không cho phép bạn có thể tự do mua những gì mà mình muốn. Vậy thay vì bỏ tiền mua thì bạn có thể sư tầm các thứ như bản đồ, thẻ xe, bưu thiếp… của các địa danh nổi tiếng mà mình đã đi qua. Và hầu hết chúng đều được in logo và trang trí bắt mắt không kém các món quà lưu niệm khác.

6-buoc-lap-ke-hoach-chi-tieu-kham-pha-the-gioi-3

Bước 6: Quản lý ngân sách

Bây giờ bạn đã có trong tay danh sách những thứ bạn cần, những thứ bạn muốn  thứ bạn sẽ để dành, và việc còn lại là sắp xếp ngân sách cho phù hợp. Đừng quên việc giữ lại hóa đơn sau mỗi lần thanh toán bởi chúng sẽ giúp bạn kiểm tra lại những việc đã làm cũng như giúp kiểm soát chi tiêu một cách hiệu quả.

error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon