“Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”.

Klaus Schwab – Nhà sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới

Thời đại Công nghệ 4.0 tập trung vào sự phát triển của công nghệ. Tức là tất cả những gì liên quan đến hệ thống vật lý không gian mạng Internet. Và các nhà khoa học máy tính – Computer Science sẽ là nhân tố chủ lực trong thời đại này. Vì tiềm năng của công nghệ máy tính là vô hạn nên dù làm trong lĩnh vực nào, chúng ta cũng đều cần ứng dụng tới chúng.

Nội dung chính

  • Computer Science là gì? Nó có phải Công nghệ thông tin không?
    • 1/ Khoa học Máy tính (Computer Science)
    • 2/ Công nghệ Thông tin (Information Technology – IT)
  • Những ai thích hợp với ngành Computer Science?
  • Cơ hội nghề nghiệp ngành Computer Science
  • Mức lương ngành Computer Science và các vị trí liên quan
  • Học ngành Computer Science ở đâu?
    • 1/ Các trường tốt giảng dạy Computer Science ở Úc
    • 2/ Các trường tốt giảng dạy Computer Science ở Canada
    • 3/ Các trường tốt giảng dạy Computer Science ở New Zealand
    • 4/ Các trường tốt giảng dạy Computer Science ở Mỹ

Computer Science là gì? Nó có phải Công nghệ thông tin không?

Các bạn sinh viên đang tìm ngành học thường hay nhầm lẫn Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin là một, hoặc không khác nhau nhiều lắm. Nhưng thực ra, cả 2 có những khác biệt rõ ràng và ảnh hưởng nhiều đến sự nghiệp sau này của các bạn.

1/ Khoa học Máy tính (Computer Science)

Nhùn chung, Khoa học Máy tính là nền tảng của mọi lĩnh vực liên quan đến CNTT, bao gồm cả phần cứng và phần mềm… Một số lĩnh vực cốt lõi bao gồm: lý thuyết máy tính, hệ thống phần cứng, hệ thống phần mềm và máy tính khoa học…

Khoa học Máy tính nghiên cứu về máy tính và các hệ thống tính toán, quy trình và cách hoạt động của máy tính, cải thiện và nâng cao hiệu suất các thuật toán, công nghệ mới, giao tiếp giữa máy tính và con người. Một số hướng đi của ngành này: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, Học máy (Machine Learning), Đồ họa và xử lý ảnh(Digital Image Processing)…

Nói đơn giản thì nhiệm vụ của các nhà khoa học máy tính là thông qua các ngôn ngữ máy tính tạo ra các chương trình máy tính mới, đem lại lợi ích cho người dùng. Những người làm việc trong lĩnh vực Khoa học Máy tính thường làm việc độc lập, hoặc chỉ giới hạn trong một nhóm người nhất định để hoàn thành dự án hoặc sản phẩm.

2/ Công nghệ Thông tin (Information Technology – IT)

Thiên về ứng dụng những chương trình máy tính hiện có trong thực tế. Nói cách khác, ngành học này hướng dẫn cách sử dụng những sản phẩm do lĩnh vực Khoa học Máy tính sáng tạo nên. Ví dụ đơn giản, Khoa học Máy tính sáng tạo nên hệ điều hành (Windows hoặc MacOS) bạn đang sử dụng, nhưng để tối ưu hóa mọi công năng mà hệ điều hành có thể làm được cho nhiều mục đích khác nhau thì bạn cần học Công nghệ Thông tin.

Ngược lại với Khoa học máy tính, nhân sự ngành Công nghệ Thông tin có thể sẽ phải tiếp xúc với nhiều đối tượng. Không chỉ đồng nghiệp mà còn với các khách hàng để giải quyết những vấn đề kỹ thuật hoặc nhu cầu liên quan khác.

Computer Science vs IT
Computer Science vs IT

>> Xem thêm: Ngành Công nghệ thông tin ưu tiên định cư Úc số 1

Nếu bạn muốn làm người sáng tạo ra chương trình máy tính, hãy chọn Khoa học Máy tính. Còn nếu bạn chỉ muốn biết cách dùng máy tính một cách hiệu quả, hãy theo đuổi Công nghệ Thông tin.

Những ai thích hợp với ngành Computer Science?

Computer Science là một chuyên ngành không hề dễ vì nó khá là “hàn lâm”, thiên về lý thuyết và học thuật. Những người chọn chuyên ngành này đòi hỏi phải có khả năng tư duy logic, óc trừu tượng tốt và nhất là phải thật sự kiên nhẫn. Đa phần công việc của những chuyên gia khoa học máy tính là làm theo dự án. Việc ăn ngủ cùng máy tính và làm việc hơn 8 tiếng một ngày để kịp deadline là chuyện rất đỗi bình thường.

Đặc biệt, nếu bạn muốn theo đuổi ngành này thì phải có kiến thức chắc chắn về Toán học. Toán ở đây là khả năng phân tích vấn đề và tư duy logic chứ không phải chỉ là môn toán ở cấp 3 đâu nhé.

Các kỹ năng cần thiết và ảnh hưởng đến mức lương của một nhà Khoa học máy tính:

Image ProcessingPython
JavaScriptMatlab
Software DevelopmentC Programming Language
JavaSystems Engineering
C# Programming LanguageProject Management

Cơ hội nghề nghiệp ngành Computer Science

Khoa học máy tính là một ngành được ứng dụng vô cùng rộng, từ các tổ chức tài chính, các công ty CNTT, truyền thông cho đến các doanh nghiệp đa quốc gia… Dó đó, cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính là rất đa dạng. Một số vị trí có thể kể đến như:

Trưởng phòng dịch vụ CNTTTrưởng phòng Công nghệ (CTO)
Người phát triển phần mềmKiến trúc sư kỹ thuật
Lập trình viênKỹ sư hệ thống
Kỹ sư ứng dụngKỹ sư máy tính
Chuyên viên đảm bảo chất lượng phần mềmQuản lý phát triển ứng dụng
Kiến trúc sư ứng dụngKiến trúc sư phần mềm

Mức lương ngành Computer Science và các vị trí liên quan

Khoa học máy tính là một trong những ngành có mức lượng “khá khẩm” nhất với cả những sinh viên mới ra trường và các chuyên gia lâu năm trong nghề. Theo Payscale.com, mức lương trung bình mà một nhà khoa học máy tính mới bắt đầu vào nghề có thể mong đợi là khoảng 75.000 đô. Với con số trung bình $6,250 mỗi tháng thỉ đây quả thực mà mức lương tuyệt vời!

Mức lương ngành Computer Science theo kinh nghiệm
Mức lương ngành Computer Science theo kinh nghiệm

Mức lương một số nghề liên quan đến Computer Science:

Software Engineer$62k – $127k
Software Developer$50k – $105k
Senior Software Engineer$86k – $157k
Project Manager, (Unspecified Type / General)$49k – $113k
Sr. Software Engineer / Developer / Programmer$77k – $143k
Web Developer$40k – $88k
Data Scientist$67k – $134k
Mechanical Engineer$54k – $99k
Project Engineer$53k – $98k
Electrical Engineer$59k – $112k

Học ngành Computer Science ở đâu?

1/ Các trường tốt giảng dạy Computer Science ở Úc

  • University of Canberra College
  • University of South Australia Online (UniSA Online)
  • Charles Darwin University
  • University of New South Wales – UNSW
  • Charles Sturt University
  • University of Newcastle
  • Curtin University
  • Deakin University
  • Torrens University
  • Flinders Universiy

2/ Các trường tốt giảng dạy Computer Science ở Canada

  • Ryerson University
  • Conestoga College
  • University of Alberta
  • Mount Royal University
  • Saskatchewan Polytechnic
  • Fanshawe College
  • Lakehead University
  • York University
  • Lambton College
  • Bishop’s University
  • Algonquin College
  • Brock University
  • University of Ottawa
  • University of Calgary

3/ Các trường tốt giảng dạy Computer Science ở New Zealand

  • Media Design School
  • Victoria University of Wellington
  • Eastern Institute of Technology
  • Manukau Institute of Technology
  • Auckland University of Technology

4/ Các trường tốt giảng dạy Computer Science ở Mỹ

  • Massachusetts Institute of Technology
  • Stanford University
  • University of California – Berkeley
  • Harvard University
  • California Institute of Technology
  • Carnegie Mellon University
  • Cornell University
  • University of Illinois
  • University of Washington
  • Princeton University
  • University of Texas – Austin
  • Georgia Institute of Technology

(Theo https://www.internationalstudent.com)

Nếu bạn cần thêm thông tin chọn trường, tìm chỗ ở, Học bổng du học ngành Computer Science… Liên hệ ngay với Việt Global để được tư vấn chi tiết:

    – Hotline/Zalo: (Zalo)

    – Email: [email protected]