Trên thế giới, virus Covid-19 đã lan tới hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong nước, tình hình vẫn còn diễn biến khá phức tạp dù chính phủ và các cơ quan hữu quan đã nỗ lực kiểm soát dịch rất tốt ngay từ đầu mùa dịch. Giữa bối cảnh ấy, một số phụ huynh chia sẻ sẵn sàng chấp nhận cho con nghỉ học hoặc tạm hoãn kế hoạch du học bậc cao đẳng, đại học. Đi liền với điều này một số người lo ngại liệu tình trạng gián đoạn (Gap year) sẽ ảnh hưởng thế nào đến tiến trình du học?  

Trong khi ở phương Tây, Gap year là một điều bình thường thì ở nước ta khái niệm Gap year chưa thực sự phổ biến và việc hiểu chưa đúng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch học tập ở nước ngoài. Vậy Gap year là gì? Gap year có phải hoàn toàn bất lợi? Hãy cùng INEC tìm hiểu nhé!

Hiểu đúng Gap year

Theo Từ điển tiếng Anh Cambridge, Gap year là việc gián đoạn 1 khoảng thời gian giữa các bậc học từ phổ thông lên cao đẳng hoặc đại học. Gap year cũng bao hàm việc nghỉ học lưng chừng khi chưa hoàn tất 1 chương trình học cụ thể. Nó khác với việc học xong 1 chương trình học thuật rồi tạm dừng, chẳng hạn bạn học xong chương trình cao đẳng rồi đi làm 1 khoảng thời gian, sau đó muốn đi học tiếp thì giai đoạn đi làm đó không phải là Gap year.

Gap year

Hiểu đúng Gap year để hoạch định con đường du học phù hợp

Nguồn gốc và ý nghĩa tích cực của Gap year

Ở các nước phương Tây và đặc biệt là Mỹ, Gap year là lựa chọn của rất nhiều học sinh xuất phát từ tâm thế vừa phấn khích vừa lo lắng trước ngưỡng cửa đại học. Bởi các em khó có thể biết chính xác những gì cần học trong thời đại này và bằng cấp nào là nền tảng cho sự nghiệp lâu dài. Công nghệ có thể loại bỏ nhiều việc làm và tự động hóa tiên tiến có khả năng quét sạch nhiều ngành công nghiệp. Trong khi đó để chi trả cho 1 tấm bằng cử nhân có thể tốn khoản ngân sách đến sáu con số.

Cũng vì thế, những người trẻ tuổi có thể chọn nghỉ 1 năm để tìm hiểu thêm về thế giới, khám phá và nhận thức rõ hơn về bản thân nhằm có những lựa chọn đúng đắn nhất cho tương lai. Thông thường, học sinh chọn Gap year để đi du lịch, tham gia hoạt động tình nguyện, học các khóa bồi dưỡng kỹ năng hoặc làm các công việc yêu thích… Gap year trong trường hợp này mang ý nghĩa tích cực, thậm chí được khuyến khích tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Gap year

Nhiều học sinh châu Âu và Mỹ chọn Gap year như khoảng nghỉ để tạo đà đến bậc đại học

Những bất lợi và rủi ro của Gap year

Không thể phủ nhận khía cạnh tích cực của Gap year, tuy nhiên với học sinh Việt Nam, Gap year còn liên quan đến nhiều khía cạnh của quá trình du học. Chưa hiểu hết về Gap year, không nắm được yêu cầu tuyển sinh của các trường, tiêu chí xét cấp visa lẫn việc chưa chuẩn bị tâm thế Gap year có thể dẫn đến những hệ lụy, rủi ro không mong muốn.

Với một số quốc gia châu Á như Singapore, Malaysia, Philippines… Gap year có thể không ảnh hưởng nhiều đến tiến trình du học, trừ một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, với các quốc gia như Mỹ, Canada, Anh, Úc… vì du học liên quan đến xin thư mời, học bổng, trải qua quá trình xét duyệt visa nghiêm ngặt nên tùy theo tính chất, hoàn cảnh, độ dài Gap year mà sẽ có mức độ ản hưởng khác nhau.

Trường hợp Gap year có lý do phù hợp, chính đáng hay trong những trường hợp bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, ốm đau… mà có thể chứng minh được không làm ảnh hưởng đến năng lực học tập thường ít ảnh hưởng đến việc xin nhập học và visa. Nhưng với những trường hợp Gap year vì học sinh chán học, bỏ học giữa chừng để đi làm; hay Gap year do nhiều bạn không định hướng rõ ràng – học xong cấp 3 liền chọn “đại” 1 ngôi trường đại học nào đó nhưng giữa chừng lại chán nản, bỏ ngang không có lý do thích hợp và sau 1 thời gian nghỉ học không làm gì để bồi dưỡng kiến thức hay kỹ năng hữu ích gì cho bản thân thì sẽ có 1 sự đánh giá khác. Bởi trường và lãnh sự quán có thể nghi ngờ năng lực học tập và mục đích đi học của học sinh không nghiêm túc. Ngoài ảnh hưởng cơ hội visa, việc xin học bổng với học sinh Gap year có thể cũng khó khăn hơn, một số trường thậm chí từ chối cấp học bổng cho hồ sơ có Gap year mà không có lý do hợp lý.

Gap year

Tùy theo tính chất, độ dài mà Gap year ảnh hưởng ít nhiều tới cơ hội xin visa

Với những học sinh không chuẩn bị tinh thần, Gap year có thể ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý học tập khi học trễ hơn 1 năm hoặc thậm chí lâu hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Thực tế, một số trường hợp học sinh trì hoãn vào cao đẳng, đại học để luyện tiếng Anh nhưng thay vì chỉ dành 1 năm thì mất đến 2-3 năm do học hành kém hiệu quả làm kéo dài thời gian Gap year. Gap càng dài thì khả năng thuyết phục bạn nghiêm túc đi học và đủ khả năng lĩnh hội kiến thức cũng khó khăn hơn.

Ngoài ra, Gap year cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro như:

  • Bạn có thể thấy thời gian nghỉ ngơi của mình quá thú vị và cuối cùng không muốn quay trở lại với hành trình học tập chính quy.
  • Khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng học tập có thể bị giảm sút, khiến bạn khó điều chỉnh, thích nghi với môi trường học tập.
  • Tiêu hao ngân sách nếu không biết cách quản lý chi tiêu hoặc có ý thức về việc sử dụng đồng tiền hợp lý và tích lũy cho kế hoạch học tập lâu dài.

Suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ trước khi chọn Gap year

Gap year không hoàn toàn bất lợi nhưng sẽ khiến kế hoạch học tập bị chậm lại và tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro không đáng có đến kế hoạch học tập và cơ hội visa. Nhiều người gặp khó khăn hoặc tệ hơn là trượt visa do có Gap year quá dài hoặc không có lý do thuyết phục. Do đó, bạn nên cân nhắc và suy nghĩ kỹ trước khi chọn Gap year.

Gap year

Gap year không hoàn toàn bất lợi nhưng cũng nên cân nhắc khi chọn

Hãy lựa chọn nhà tư vấn uy tín, giàu chuyên môn, kinh nghiệm để nhận được sự tư vấn nhiệt tình, tận tâm và cùng lên kế hoạch du học phù hợp nếu bạn đang băn khoăn vấn đề Gap year. Với những trường hợp trễ hạn các kỳ nhập học 2023 tại các quốc gia do ảnh hưởng Covid-19, có thể liên hệ INEC để được tư vấn và hướng dẫn hồ sơ du học năm 2023 tránh nguy cơ bị kéo dài Gap year.

Cho đến nay, INEC có kinh nghiệm tư vấn du học 16 quốc gia với nhiều chương trình, lộ trình học phù hợp cho học sinh Việt Nam. Tự hào được tín nhiệm bởi hơn 500 trường đối tác tại các quốc gia; được lãnh sự quán các nước mời họp hàng năm để nghe phổ biến quy trình, yêu cầu hồ sơ visa; cũng như từng gặp và giải quyết thành công nhiều trường hợp khó, trong đó có những trường hợp Gap year, INEC tự tin đủ năng lực đồng hành cùng bạn trong việc chọn trường học, chương trình và lộ trình học phù hợp cũng như giúp giải trình hợp lý khả năng tài chính, tình trạng Gap year, tăng cường lợi ích du học và cơ hội visa.

* Hiện tại, để hỗ trợ kịp thời và tốt nhất cho nhu cầu du học của bạn trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, tất cả các kênh tư vấn của INEC đều sẵn sàng tiếp nhận các câu hỏi, thắc mắc đồng thời giải đáp, tư vấn thông tin chính xác, cập nhật và nhanh nhất qua:

  • Tổng đài: 1900 636 990
  • Email: [email protected]
  • Website: https://duhocinec.com/
  • Youtube: fanpage/kênh Youtube của Du học INEC/
  • Facebook: https://www.facebook.com/tuvanduhocinec/

Quy trình xử lý hồ sơ online của INEC vừa giúp bạn thực hiện hồ sơ nhanh chóng, vừa hạn chế việc bạn phải đến nơi đông người trong mùa dịch.

error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon