HSSV du học Hà Lan định cư được hay không?

HSSV du học Hà Lan định cư được hay không?: Bạn lo lắng không biết sau khi du học Hà Lan song có được định cư tại đây hay không và làm sao để định cư Hà Lan, và có những yêu cầu nào để có thể định cư Hà Lan thì bài viết này của thutucduhoc.vn sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn. 

Xem thêm: Các loại học bổng du học Hà Lan 2024-2025 có giá trị

Những cách để xin học bổng du học Hà Lan 2024-2025

HSSV du học Hà Lan định cư được hay không?

Du học định cư tại Hà Lan là một trong những hướng đi được HSSV Việt Nam quan tâm. Sở hữu vị thế của top 10 nền giáo dục tốt nhất thế giới, Xứ sở Tulip thu hút đến 112.000 sinh viên quốc tế chỉ riêng trong năm 2016. Bên cạnh đó, Hà Lan còn được CNBC 2017 bầu chọn là top 5 quốc gia lý tưởng nhất để người nước ngoài học tập, sinh sống và làm việc. Có thể nói, ước muốn đến với Xứ sở Tulip đang dần nóng lên từng ngày trong cộng đồng sinh viên toàn cầu. Vậy làm thế nào để được du học Hà Lan định cư?

Du học Hà Lan 2024: Học bổng, thủ tục visa, chi phí mới nhất

Làm sao để có thể được du học Hà Lan?

Trước tiên nếu muốn du học Hà Lan, sinh viên phải đáp ứng được yêu cầu về trình độ học vấn, khả năng tiếng Anh cùng các yêu cầu khác tùy theo trường, ngành và bậc học. Điều kiện đầu vào của trường nghiên cứu và khoa học ứng dụng khác nhau. Sinh viên muốn theo học trường nghiên cứu ở bậc cử nhân thì cần tốt nghiệp THPT hoặc đang học lớp 12, IELTS 6.0/TOEFL iBT 80. Những yêu cầu này sẽ thay đổi thành tốt nghiệp đại học, IELTS 6.5/TOEFL iBT 90, kinh nghiệm làm việc/GMAT (tùy trường) nếu sinh viên muốn nhập học bậc thạc sĩ.

Trường hợp sinh viên đăng kí vào học trường khoa học ứng dụng thì điều kiện đầu vào cũng tương tự như trường nghiên cứu. Tuy nhiên, chương trình thạc sĩ của đại học khoa học ứng dụng không yêu cầu GMAT. Đối với những sinh viên chưa đủ điều kiện tiếng Anh khi đăng kí vào trường khoa học ứng dụng có thể học dự bị trước khi vào chính khóa.

Học bổng khác Archives - Du học Hà Lan

Như thế nào để được định cư tại Hà Lan?

Như nhiều quốc gia Châu Âu khác, Hà Lan vẫn luôn dành cơ hội được sinh sống, làm việc cho du học sinh. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được ở lại Hà Lan 1 năm để làm việc. Trong báo cáo năm 2017 của KPMG, Hà Lan được bầu chọn là nền kinh tế ổn định thứ 2 thế giới.

Đây là nơi đặt trụ sở của nhiều tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng như Google, Unilever, Philips, Heineken, Shell, KLM, ABN Amro, KPMG, Synenta, Microsoft, Samsung, Coca Cola, Mitsubishi, AkzoNobel… Hà Lan còn được xem là trung tâm trung chuyển hàng hóa của Tây Âu khi sở hữu sân bay Amsterdam Schiphol – số 1 châu lục về kết nối trực tiếp* và Rotterdam – cảng biển lớn nhất Châu Âu.

Bên cạnh đó, sinh viên được thực tập trong suốt chương trình học để làm quen với công việc thực tế, gây dựng mối quan hệ và định hình sự nghiệp tương lai. Do đó, các em có được triển vọng việc làm khá rộng mở sau khi tốt nghiệp.

Nếu sinh viên có năng lực, tìm được việc làm phù hợp thì sau 5 năm sẽ có cơ hội được định cư tại Hà Lan. Như vậy, việc trở thành thường trú nhân tại Xứ sở Tulip khó hay dễ tùy vào khả năng của sinh viên. Khi các em ưu tú thì sẽ luôn được chào đón, nhất là ở những quốc gia Châu Âu vốn nổi tiếng về trọng đãi nhân tài.

Du học Hà Lan- Cơ hội nhận học bổng giá trị cho học sinh Việt Nam!

Có nhất thiết phải định cư tại Hà Lan?

Để định hướng được tương lai mong muốn HSSV trả lời được rằng có nhất thiết phải định cư tại Hà Lan? Xứ sở Tulip có phải là quốc gia phù hợp nhất với bạn? Tại sao bạn không thử sải cánh bay đến chân trời mới?

Tốt nghiệp từ các trường trung học Hà Lan là bạn đã được công nhận năng lực bởi top 5 nền giáo dục đứng đầu Châu Âu. Có đến 10/14 trường nghiên cứu của Xứ sở Tulip nằm trong top 1% thế giới về chất lượng đào tạo (xếp hạng của Times Higher Education 2018). Theo EF EPI 2017, Xứ sở Tulip vẫn là quốc gia không nói tiếng Anh sử dụng thành thạo ngôn ngữ này nhất thế giới. Sinh viên được học tập, nghiên cứu trong các khu học xá hiện đại, tiện nghi dưới sự dẫn dắt của đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, các em còn được trau dồi tầm nhìn quốc tế thông qua chương trình thực tập, trao đổi sinh viên trên khắp thế giới hay tự do du lịch hơn 20 nước Châu Âu với visa Schengen. Như vậy, du học sinh Hà Lan đủ khả năng làm việc tại bất kì quốc gia nào chứ không chỉ giới hạn ở Xứ sở Tulip. Các em được tôi rèn tại nền giáo dục danh tiếng đã là yếu tố cạnh tranh đáng kể. Khi kết hợp với thế mạnh về ngôn ngữ, tầm nhìn, kinh nghiệm thực tế… sẽ là bàn đạp vững chắc để sinh viên chinh phục mục tiêu sự nghiệp.

NHỮNG HỌC BỔNG BẠN NÊN BIẾT KHI MUỐN DU HỌC HÀ LAN (PHẦN 2) - Du học Edulinks

Các điều kiện để có thể du học Hà Lan định cư

Người nước ngoài có cơ hội ổn định lâu dài, định cư tại Hà Lan sau khi vượt qua một kỳ thi đặc biệt do quốc gia này tổ chức. Kỳ thi này nhằm kiểm tra kiến thức của bạn về Hà Lan, bao gồm văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ và kinh tế. Mặc dù việc nhập cư vào Hà Lan không dễ dàng, chính phủ luôn khuyến khích những công dân tốt, hiểu biết về đất nước và sẵn lòng hòa nhập để đóng góp vào sự phát triển của xã hội và đất nước.

Khi sống lâu dài tại Hà Lan, bạn có thể xin nhập tịch Hà Lan nếu đáp ứng các điều kiện sau:

Đủ 18 tuổi.

Có giấy phép cư trú hợp pháp tại Hà Lan hoặc các quốc gia Aruba, Bonaire, Curaçao, Saba, Sint Maarten hoặc Sint Eustatius trong vòng 5 năm liên tục.

Đã có giấy phép cư trú không thời hạn tại Hà Lan.

Không bị kết án tù, bất kể là án treo hay án phạt, trong vòng 4 năm gần nhất.

Sẵn lòng từ bỏ quốc tịch hiện tại hoặc nếu kết hôn với công dân Hà Lan, bạn có thể giữ song song hai quốc tịch.
Để đạt được mục tiêu định cư tại Hà Lan, việc xin định cư cần được thực hiện một cách chính xác, minh bạch và thuyết phục để tăng cơ hội nhận visa sớm nhất có thể. Bạn cũng có thể liên hệ với các dịch vụ chuyên nghiệp để nâng cao khả năng thành công trong việc nhận visa định cư.

Các yếu tố quan trọng khi xin định cư tại Hà Lan chủ yếu dựa trên lý do định cư là hợp lý, cần thiết và khả năng chứng minh đầy đủ các điều kiện. Việc có người thân đang sinh sống tại Hà Lan hoặc đã là công dân Hà Lan cũng có thể giúp tăng cơ hội định cư thành công.

Hồ sơ xin định cư Hà Lan cơ bản bao gồm:

Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng.

Đơn xin cấp visa định cư Hà Lan từ Đại sứ quán Hà Lan…Đơn xin trở thành người bảo lãnh cho người thân khi họ di cư, do bên bảo lãnh thực hiện.

Ảnh chân dung kích thước hộ chiếu, nền trắng, chụp gần đây.

Thư mời nhập cảnh Hà Lan từ Cơ quan Di trú Hà Lan.

Giấy khám sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm, sức khỏe tốt để định cư, sinh sống và làm việc tại Hà Lan.
Chứng minh năng lực tài chính của cả hai bên người bảo lãnh và người xin định cư, đảm bảo có khả năng để sinh sống và làm việc lâu dài.

Xác minh nơi ở sẽ sinh sống khi đến Hà Lan, có thể là nhà của người bảo lãnh hoặc nhà mới, nhà thuê…

14 đại học hàng đầu Hà Lan hạn chế tuyển sinh viên quốc tế

Những ngành nghề nên lựa chọn khi du học định cư Hà Lan

Nhóm ngành kỹ sư

Các lĩnh vực kỹ sư ở Hà Lan có truyền thống lâu đời trong công nghệ cao, khoa học và sáng chế. Hà Lan đứng thứ 2 trên thế giới về nhu cầu tuyển dụng kỹ sư trong nhiều lĩnh vực. Kỹ sư nước, đặc biệt là Water Engineers, được coi là vị trí quan trọng.

Hà Lan có chuyên môn cao trong kiểm soát lũ lụt, kỹ thuật sông và công nghệ san lấp. Điều này quan trọng để xây dựng và duy trì các công trình ở những khu vực thấp. Vì vậy, ngành kỹ sư nước được xem là một trong những ngành dễ định cư hàng đầu cho sinh viên muốn theo đuổi ở Hà Lan.

Ngoài ra, xây dựng, kiến trúc, năng lượng và cơ khí cũng là những lĩnh vực mở ra cơ hội học tập và định cư hấp dẫn ở Hà Lan. Chính phủ Hà Lan cam kết xây dựng hệ thống năng lượng rẻ, bền vững và đáng tin cậy vào năm 2050, với 40% tổng điện năng từ nguồn tái tạo. Do đó, ngành kỹ thuật, thiết kế và đối tác đang được đầu tư mạnh mẽ.

Nhóm ngành công nghệ thông tin

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, Hà Lan đang tập trung vào các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ và năng suất lao động cao. Ngành ICT (Công nghệ Thông tin và Truyền thông) đang rất phát triển và thu hút sinh viên giỏi. Số lượng việc làm trong ngành này tăng lên khoảng 37,000 vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng 1.2%.

Ngành ICT là một trong những ngành dễ định cư nhất ở Hà Lan, với tốc độ phát triển nhanh chóng và nhu cầu nhân lực chuyên môn cao.

Nhóm ngành chăm sóc sức khỏe

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế chiếm một phần quan trọng tại Hà Lan và được dự báo sẽ tăng trưởng ổn định trong tương lai. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe ở Hà Lan, bao gồm chăm sóc người già, ứng phó khẩn cấp, nha khoa và chăm sóc sức khỏe tâm thần, đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực. Công việc liên quan đến y tế tại đây được bảo vệ bởi pháp luật và tạo điều kiện làm việc tốt.

Nhóm ngành lĩnh vực sáng chế

Từ thế kỷ trước, Hà Lan đã chứng kiến sự xuất hiện của những tài năng vĩ đại như Van Gogh và Rembrandt. Ngày nay, các cái tên nổi tiếng toàn cầu của Hà Lan bao gồm Viktor Rolf – nhà thiết kế thời trang, Marcel Wanders và Adriaan van Hooydonk, Dick Bruna với Miffy, cũng như Armin van Buuren – nhà sản xuất âm nhạc, thiết kế minh họa, và Rem Koolhaas – kiến trúc sư.

Ngành công nghiệp sáng tạo và sáng chế đã tạo ra hơn 170,000 việc làm và đóng góp 3 tổng sản phẩm quốc nội của đất nước…

Du học Hà Lan tháng 2/2023: Trường, ngành nào tuyển sinh?

Có những kinh nghiệm gì để định cư Hà Lan sau du học

Những điều cần lưu ý để ở lại làm việc tại Hà Lan sau tốt nghiệp:

Có thể gia hạn năm định hướng không?

Năm Định hướng bắt đầu tính từ thời điểm nhận bằng tốt nghiệp, bạn có thể nộp đơn xin giấy phép làm việc trong Năm Định hướng gần kết thúc khóa học tại một trường được công nhận tại Hà Lan. Sinh viên từ các nước ngoài khu vực châu Âu có thời gian 3 năm kể từ thời điểm nhận bằng tốt nghiệp để được hưởng chính sách này. Việc gia hạn thời gian lên đến 3 năm cho phép sinh viên trở về nước hoặc du lịch trước khi bắt đầu công việc.

Có thể đưa người thân sang cùng trong năm định hướng không?

Được phép, nhưng nếu muốn đưa vợ/chồng sang Hà Lan, bạn phải chứng minh tài chính theo quy định của Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan (IND). Nếu chỉ một mình bạn ở lại sau tốt nghiệp, không cần chứng minh tài chính, thì bạn không cần phải chứng minh tài chính. Đồng thời, trong năm định hướng này bạn không được hưởng dịch vụ an ninh xã hội ở Hà Lan.

Có thể xin giấy phép năm định hướng nhiều lần không?

Bạn có thể xin làm việc năm định hướng nhiều lần với điều kiện sau khi kết thúc năm định hướng đầu tiên bạn phải theo học một khóa học khác lấy bằng kế tiếp.

Có được phép ở lại Hà Lan sau khi kết thúc năm định hướng?

Khi giấy phép làm việc năm định hướng hết hạn, bạn phải tìm được việc làm, giấy phép này sẽ được chuyển sang hình thức khác như Chương trình Di dân Tay nghề cao. Khi chuyển sang hình thức này, người sử dụng lao động với tư cách là người tài trợ được Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan (IND) công nhận phải xin giấy phép lao động cho bạn.

Nếu bạn tốt nghiệp thạc sĩ từ một chương trình được CROHO công nhận hoặc có bằng tiến sĩ bạn có thể ở lại và làm việc tại Hà Lan. Mức lương trung bình ở Hà Lan là 27,336 mỗi năm. Theo quy định nếu dưới 30 tuổi bạn phải có công việc với mức lương trên €38,141 mỗi năm bạn có thể nộp đơn xin thị thực di dân có tay nghề cao (kennismigrant). Trường hợp vượt quá 30 tuổi bạn phải có lương €52,010 mỗi năm.

Điều kiện xin học bổng Du học Đức mà bạn cần biết?

Những trường hợp không thể du học định cư Hà Lan

Cơ hội du học và định cư tại Hà Lan là một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tham gia chương trình này. Dưới đây là một số trường hợp không thể du học định cư Hà Lan:

1. Không đáp ứng các điều kiện cơ bản

Độ tuổi: Ứng viên phải đủ 18 tuổi trở lên.

Sức khỏe: Ứng viên phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh nguy hiểm.

Tiền án tiền sự: Ứng viên không được có tiền án tiền sự hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Hồ sơ xin học bổng/visa bị từ chối: Nếu hồ sơ xin học bổng hoặc visa du học Hà Lan của bạn đã bị từ chối trước

đây, khả năng được chấp thuận cho lần nộp hồ sơ tiếp theo sẽ thấp hơn.

2. Không có đủ khả năng tài chính

Chi phí du học và sinh hoạt tại Hà Lan tương đối cao. Do đó, bạn cần phải chứng minh được khả năng tài chính để đảm bảo chi trả cho các khoản chi phí này trong suốt quá trình học tập và sinh sống tại Hà Lan.

3. Không có bằng cấp hoặc chứng chỉ tiếng Anh/Hà Lan

Tiếng Anh hoặc tiếng Hà Lan là ngôn ngữ chính được sử dụng trong giảng dạy và giao tiếp tại Hà Lan. Do đó, bạn cần phải có trình độ tiếng Anh hoặc tiếng Hà Lan tối thiểu theo yêu cầu của trường đại học và sở di trú Hà Lan.

4. Không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp

Để được định cư tại Hà Lan sau khi tốt nghiệp, bạn cần phải tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành học và có mức lương tối thiểu theo quy định của chính phủ Hà Lan.

5. Vi phạm các quy định về cư trú tại Hà Lan

Nếu bạn vi phạm các quy định về cư trú tại Hà Lan, bạn có thể bị trục xuất khỏi đất nước và không được phép du học định cư tại đây trong tương lai.

Lưu ý:

Danh sách này chỉ mang tính chất tham khảo, các trường hợp cụ thể có thể được xem xét khác nhau tùy theo quyết định của cơ quan chức năng Hà Lan.

Nên tham khảo thông tin chính thức từ website của trường đại học và đại sứ quán Hà Lan để có được thông tin cập nhật và chính xác nhất.

Ngoài ra, một số trường hợp sau đây cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng du học định cư Hà Lan của bạn:

Có người thân đang sinh sống bất hợp pháp tại Hà Lan.

Có ý định di cư sang các quốc gia khác sau khi tốt nghiệp.

Cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ xin học bổng/visa.

Do đó, bạn cần phải cẩn thận và trung thực khi chuẩn bị hồ sơ du học định cư Hà Lan để tránh những rủi ro không đáng có.

Mở đơn học bổng du học Hà Lan NL Scholarship kỳ tháng 9/2024

Quyền lợi sau khi du học Hà Lan định cư là gì?

Du học và định cư tại Hà Lan mang đến cho bạn nhiều quyền lợi hấp dẫn, bao gồm:

1. Quyền sinh sống và làm việc vĩnh viễn tại Hà Lan

Sau khi được cấp giấy phép định cư, bạn có thể sinh sống và làm việc tại Hà Lan một cách hợp pháp mà không cần xin gia hạn visa.

2. Quyền hưởng các chế độ an sinh xã hội

Bạn được hưởng các chế độ an sinh xã hội như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp sinh con, trợ cấp học tập,…

3. Quyền tự do đi lại trong khu vực Schengen

Với thẻ cư trú Hà Lan, bạn có thể tự do đi lại và sinh sống trong 26 quốc gia thuộc khu vực Schengen mà không cần xin visa.

4. Quyền đoàn tụ gia đình

Bạn có thể bảo lãnh vợ/chồng và con cái dưới 18 tuổi sang Hà Lan sinh sống cùng mình.

5. Cơ hội học tập và phát triển bản thân

Hà Lan có nền giáo dục chất lượng cao với nhiều trường đại học danh tiếng. Bạn có thể tiếp tục học lên cao hoặc tham gia các khóa đào tạo chuyên nghiệp để nâng cao trình độ và kỹ năng của bản thân.

6. Môi trường sống an toàn và văn minh

Hà Lan là một quốc gia an toàn với tỷ lệ tội phạm thấp. Mọi người dân đều được hưởng các quyền lợi cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở,…

7. Cơ hội việc làm đa dạng và mức lương cao

Hà Lan sở hữu nền kinh tế phát triển mạnh mẽ với nhiều ngành công nghiệp hàng đầu. Mức lương trung bình tại Hà Lan cao hơn so với nhiều quốc gia châu Âu khác.

8. Cộng đồng đa văn hóa và thân thiện

Hà Lan là nơi sinh sống của cộng đồng người nhập cư đa dạng từ khắp nơi trên thế giới. Mọi người dân đều được tôn trọng và hòa nhập.

Lưu ý:

Để được hưởng đầy đủ các quyền lợi trên, bạn cần phải tuân thủ luật pháp và quy định của Hà Lan.
Một số quyền lợi có thể thay đổi theo thời gian, do đó, bạn nên cập nhật thông tin mới nhất từ website của chính phủ Hà Lan.

Tóm lại 

Vậy là thutucduhoc.vn đã trả lời câu hỏi HSSV du học Hà Lan định cư được hay không? trong bài viết này để các bạn có thể hiểu rõ hơn khi muốn định cư Hà Lan, và bạn có thắc mắc muốn được tư vấn hãy điện thoại hay comment cho chúng mình để được tư vấn nhé! Chúc các bạn sớm đạt được giấc mơ du học Hà Lan 2024-2025.