Trước khi đi đến Mỹ học tập, sinh viên quốc tế phải chọn một ngôi trường để nhập học và đủ điều kiện để được cấp thị thực. Mỗi đương đơn khi xin visa du học Mỹ sẽ phải chứng minh được rằng họ có đủ khả năng tài chính để trả tiền học phí và sinh hoạt phí trong suốt thời gian học tập tại các tiểu bang. Trong năm 2023 tới, quy trình chứng minh tài chính được quy định như sau:

1. Chuẩn bị chi phí du học Mỹ

Chi phí du học Mỹ của sinh viên quốc tế thường gồm 2 phần chính, bao gồm: học phí của trường đại học và sinh hoạt phí ở các tiểu bang. Theo đó, chứng minh tài chính du học Mỹ sẽ lại bao gồm 2 phần tương ứng là sổ tiết kiệm và thu nhập hàng tháng. Trong đó, sổ tiết kiệm là nguồn ngân sách cho tất cả chi phí trong năm đầu tiên của sinh viên. Chi phí cho những năm học sau sẽ dựa vào thu nhập hàng tháng của cha mẹ hoặc người bảo trợ. Ngoài ra, những tài sản khác chỉ có tác dụng làm đẹp thêm cho hồ sơ của bạn.

Vậy chứng minh tài chính du học Mỹ bao nhiêu tiền là đủ? Về khoản này, không có con số nào áp dụng cho tất cả mọi trường hợp mà được căn cứ vào lựa chọn trường và tiểu bang của sinh viên quốc tế. Nếu du học Mỹ theo dạng visa dài hạn F-1, để tránh trường hợp bỏ học giữa chừng hoặc qua Mỹ để trốn ở lại làm việc, bạn hoặc gia đình phải có sổ tiết kiệm trong ngân hàng với giá trị lớn hơn học phí và sinh hoạt phí trong 1 năm.

Hiện tại, mức chi phí trung bình (gồm cả học phí và sinh hoạt phí) tham khảo cho 1 năm học tại Mỹ đang rơi vào khoảng:

  • Cao đẳng cộng đồng: 16.325 USD (tương đương 370 triệu VNĐ)
  • Đại học công lập: 32.762 USD (tương đương 750 triệu VNĐ)
  • Đại học tư thục: 42.419 USD (tương đương 965 triệu VNĐ)

Đồng thời, nguồn thu nhập ổn định của gia đình bạn phải đủ để chi trả cho bạn học hành, sinh hoạt tại Mỹ trong những năm còn lại của quá trình học mà vẫn không ảnh hưởng đến những thành viên khác trong gia đình. Hiện tại, mức thu nhập an toàn cho các gia đình có ý định đầu tư cho con đi du học Mỹ là khoảng 60 triệu trở lên.

*Lưu ý: Nếu bạn du học Mỹ theo dạng visa học nghề M-1 thì tài khoản ngân hàng của bạn vẫn phải đủ để chi trả toàn bộ chi phí học hành, sinh hoạt trong vòng 1 năm ở Mỹ.

>> Cập nhật chi phí du học Mỹ 2023 cần bao nhiêu tiền?

2. Chuẩn bị hồ sơ chứng minh tài chính

Chứng minh tài chính là một phần của quy trình xin visa du học Mỹ. Trước đó, để đủ điều kiện tham gia xin thị thực, sinh viên quốc tế phải nộp đơn vào một hoặc nhiều trường tại Mỹ để nhận được mẫu I-20 – Giấy chứng nhận tham gia chương trình du học và trao đổi sinh viên. Ở bước này, sinh viên cũng phải cung cấp các bằng chứng về khả năng tài chính đảm bảo cho việc du học theo diện tự túc cho nhân viên được chỉ định của trường. Bằng chứng về khả năng tài chính sẽ bao gồm: bảng sao kê ngân hàng, chứng từ cam kết bảo trợ tài chính từ người thân, cam kết viện trợ tài chính từ các tổ chức và chứng nhận học bổng (nếu có). Một số trường học ở Mỹ có thể có yêu cầu riêng đối với hồ sơ tài chính của sinh viên quốc tế.

Về phần hồ sơ tài chính để xin visa du học Mỹ, sinh viên cần cung cấp đầy đủ sổ tiết kiệm được mở ít nhất 1 và giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập tùy theo từng loại hình công việc.

+ Trong đó, với trường hợp người bảo trợ là nhân viên làm công ăn lương, hồ sơ tài chính sẽ cần những giấy tờ sau:

  • Hợp đồng lao động trên 3 năm ghi rõ chức vụ, chế độ làm việc, hình thức lương, thời hạn hợp đồng, tiền thưởng, quyền lợi, phụ lục hợp đồng về việc tăng lương (nếu có).
  • Tờ khai chi tiết nộp thuế thu nhập cá nhân
  • Xác nhận đóng bảo hiểm xã hội

+ Còn với trường hợp hộ kinh doanh cá thể (như trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ…), hồ sơ tài chính sẽ cần:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận kinh doanh của địa phương
  • Thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng
  • Tờ khai giải trình thu nhập
  • Với trường hợp chủ công ty, doanh nghiệp, cần:
  • Giấy phép kinh doanh, công ty thành lập trước 3 năm
  • Giấy chứng nhận mã số thuế
  • Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Bản khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân
  • Các giấy tờ chứng minh công ty hoạt động đúng chức năng, như hợp đồng giao dịch, hóa đơn, phiếu thu nộp tiền cho kho bạc nhà nước
  • Các giấy tờ góp vốn, cổ phần, chia lợi tức

Tuy nhiên, khác với ở nước Mỹ, không phải loại hình kinh doanh nào tại Việt Nam cũng có đủ các giấy tờ theo yêu cầu trên. Bên cạnh đó, trong rất nhiều trường hợp, thu nhập kê khai thuế lại không được đồng nhất với thu nhập thực tế. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho việc chứng minh tài chính du học Mỹ, đặc biệt là với những trường hợp tự làm hồ sơ. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về khâu chứng minh tài chính du học Mỹ, thì thay vì tự làm hồ sơ với xác suất rớt visa cao, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của các đại diện tuyển sinh chính thức của trường để có được kết quả mỹ mãn nhất.

>> Bạn có biết thời gian xin visa du học Mỹ mất bao lâu?

Để được hỗ trợ tốt nhất cho hồ sơ du học Mỹ của bạn, xin vui lòng liên hệ về tổng đài 1900 636 990 hoặc:

  • Hotline TP HCM: 093 409 3223 – 093 409 2080
  • Hotline Đà Nẵng: 093 409 9070 – 093 409 4449
  • Email: [email protected]
  • Đăng ký tư vấn miễn phí: https://goo.gl/5UqUgz
error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon