Nội dung chính

  • 1 Chính chủ tự giới thiệu!
  • 2 Khóa thạc sĩ tại Rotterdam chỉ kéo dài 1 năm, có đủ lượng kiến thức bạn cần không?
  • 3 Quá trình xin thực tập của bạn có thuận lợi không?
  • 4 Bạn thấy môi trường làm việc ở Hà Lan như thế nào?
  • 5 Quá trình tìm việc của bạn để nhận được 3 lời mời làm việc
  • 6 Điều gì làm bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác?
  • 7 Bạn thấy cơ hội việc làm cho sinh viên quốc tế ở Hà Lan như thế nào?
  • 8 Bạn xin việc làm thêm có khó không?

Trần Thanh Hoàng – cựu sinh viên Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) – đã lên đường du học Hà Lan vào tháng 2/2021. Bạn chọn học chương trình thạc sĩ quản lý chuỗi cung ứng quốc tế tại Trường Kinh doanh Rotterdam. Thanh Hoàng đã nhận được lời mời làm việc từ 3 công ty tại Hà Lan (Adidas, Carrier, Ricoh) với mức lương đều trên 3.000 euro/tháng ngay từ trước khi tốt nghiệp. Trong quá trình học, Thanh Hoàng từng đi thực tập được trả lương và làm thêm, thu nhập đủ cho bạn trải nghiệm cuộc sống tại Rotterdam một cách thoải mái.

Cùng theo chân INEC trò chuyện và lắng nghe “bí quyết” tìm việc và chinh phục nhà tuyển dụng của Thanh Hoàng nhé.

Chính chủ tự giới thiệu!

Mình là Hoàng, sinh năm 1996. Mình sinh ra và lớn lên ở Tp. Hồ Chí Minh. Hồi đó mình học Đại học Quốc tế cũng ngành logistics và supply chain (chuỗi cung ứng). Sau đó mình có tầm 2 năm kinh nghiệm đi làm ở công ty sản xuất vi mạch điện tử Intel. Sau 2 năm mình cảm thấy muốn biết thêm về ngành supply chain. Lúc ở Intel mình chỉ làm về mảng production nghĩa là lên kế hoạch sản xuất. Nhưng mà trong supply chain có rất nhiều mảng, không chỉ dừng lại ở sản xuất không thôi mà còn bao gồm cả purchasing (thu mua), warehouse (tồn kho) rồi tất cả customer service (dịch vụ khách hàng). Mình muốn biết hết tất cả những hoạt động trong supply chain. Đó là lý do mình quyết định thêm một bước nữa là học thạc sĩ để biết sâu hơn về ngành này.

Trần Thanh Hoàng - Rotterdam BS

Trần Thanh Hoàng trong thời gian học tập tại Trường Kinh doanh Rotterdam

Khóa thạc sĩ tại Rotterdam chỉ kéo dài 1 năm, có đủ lượng kiến thức bạn cần không?

Công bằng mà nói mình nghĩ 1 năm thì không đủ nếu như một bạn nào đó học đại học trái ngành mà chuyển qua đây học thạc sĩ. Chỉ trong vòng 1 năm thì phải học với cường độ rất cao để tiếp nhận toàn bộ kiến thức như thế này. Nhưng về bản thân mình thì 1 năm là đủ cho mình. Với các bạn học trái ngành cần bỏ thời gian tự học nhiều hơn. Đơn giản là vì đi học chỉ có 30% kiến thức mình học ở trường thôi, còn 70% mình phải tự tìm tòi, lên google để tìm kiếm những thông tin. Mình thấy hiện tại đã có nhiều thông tin trên google rồi nên mình nghĩ vẫn sẽ được nếu các bạn có thể đầu tư thời gian của mình hợp lý rồi tự học. Sau đó có thể là trao đổi với thầy cô thì mình nghĩ trong vòng 1 năm vẫn khả thi.

Quá trình xin thực tập của bạn có thuận lợi không?

Mình bắt đầu thực tập vào block thứ 4 – block cuối của chương trình. Quá trình xin thực tập của mình thực ra không quá khó khăn. Ban đầu mình nghĩ là khó nhưng khi mình thực sự nộp đơn, trang bị kiến thức phỏng vấn cũng như ôn lại kiến thức về supply chain và bắt đầu đi phỏng vấn thì mình không nghĩ nó quá khó. Trong phỏng vấn thực tập, cái thứ nhất họ chỉ cần mình nắm kiến thức cơ bản của ngành, không cần cái gì phải quá cao siêu, chỉ cần mình nắm vững kiến thức cơ bản của supply chain và cách nó hoạt động trong một doanh nghiệp. Cái thứ hai là những kỹ năng mềm, ví dụ như giao tiếp, thuyết trình, excel, power point… đó là cái cơ bản mà họ cần. Cuối cùng mình nghĩ là sự tự tin và cho họ thấy năng lượng của mình. Mình may mắn kiếm được thực tập hồi tháng 9/2023 cho công ty có tên là Danone trong vòng 6 tháng. Trong thời gian đó mình cũng làm luận văn và nộp cho trường.

Thực tập được trả lương

Mình có nghe nhiều công ty không trả lương thực tập. Nhưng mình may mắn là tìm được công ty thực tập có trả lương. Công ty có nhân viên hỗ trợ 24/24, có thể mình sẽ đặt câu hỏi, không những là trong công việc mà mình có thể hỏi họ những kiến thức về supply chain để giúp mình trong quá trình học ở trên trường. Họ sẵn sàng hỗ trợ và điều quan trọng là họ cho mình tiền trợ cấp hàng tháng, nó khá là hữu ích. Chi phí sinh hoạt ở Hà Lan khá đắt đỏ nên việc mình kiếm được thực tập có trả lương giúp mình rất nhiều về mặt tài chính.

Bạn thấy môi trường làm việc ở Hà Lan như thế nào?

Nó hơi khác so với 2 năm mình làm ở Intel. Ở Intel mình lên công ty gặp mọi người, nó sẽ khác so với mình làm online. 6 tháng mình làm thực tập chủ yếu là online. Công việc không quá khó, nó khá giống 2 năm mình làm ở Intel. Vấn đề là môi trường cần tính kỷ luật rất cao. Ở Hà Lan thì môi trường làm việc rất thoải mái, cộng với việc làm online nên mình phải tự sắp xếp thời gian. Thời điểm đó mình vừa phải đi thực tập, vừa đi học, vừa làm thêm nên việc sắp xếp thời gian rất quan trọng với mình. Còn về công việc với mình không quá khó khăn. Khi thực tập mình được sự hỗ trợ của một mentor (người cố vấn). Mentor của mình sẽ luôn hỗ trợ mình trong thời gian mình học ở trên trường. Cũng như trong quá trình làm việc, đôi lúc mình có những khó khăn gì đó thì mentor sẽ hỗ trợ. Nhìn chung không có gì quá khó khăn trong kỳ thực tập của mình cả.

>> Xem thêm: Học kinh doanh và chuỗi cung ứng, đừng bỏ qua Trường Kinh doanh Rotterdam!

Trần Thanh Hoàng - Rotterdam BS

Trần Thanh Hoàng trong với tấm bằng tốt nghiệp tại Trường Kinh doanh Rotterdam

Quá trình tìm việc của bạn để nhận được 3 lời mời làm việc

Thời điểm block 3 và 4 trong chương trình học mình rất bận, vì vừa thực tập, vừa làm luận văn và những bài tập, lại đi làm thêm. Cho nên quá trình mình kiếm việc chính thức cũng rất gian nan. Mình chuẩn bị phỏng vấn cũng tầm 5 – 6 công ty. Vì lịch khá bận nên có vài cuộc phỏng vấn mình không chuẩn bị tốt. Khá khó khăn cho mình vào thời điểm đó nhưng mình phải ráng sắp xếp công việc, tìm hiểu thông tin công ty, trang bị những kiến thức cần thiết cho yêu cầu công việc của công ty. Cuối cùng thì mình cũng vượt qua.

Mình đã tin là mình làm được. Mình sẽ tốt nghiệp vào tháng 3/2023 và đã kiếm việc từ tháng 12/2021. Mình nộp CV và bắt đầu phỏng vấn vào tháng 1. Mình có khoảng 2 tháng trước khi tốt nghiệp nên mình vào phỏng vấn với tâm lý cũng thoải mái, không có gì quá căng. Nói chung là trong mọi việc mình quyết định thì mình đều chuẩn bị trước thời gian và chuẩn bị trước những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. 2 tháng mình nghĩ là khoảng thời gian an toàn để khi tốt nghiệp là mình có công việc liền. Mình không muốn có khoảng trống giữa lúc tốt nghiệp và công việc nên đã chuẩn bị sớm. May mắn là mình đã nhận một vài lời mời và cuối cùng mình chọn công ty mà mình thích (Adidas).

Điều gì làm bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác?

Hồi ở Việt Nam mình có một khát khao rất lớn là làm việc cho một công ty thể thao. Mình có ứng tuyển vào Adidas nhưng không được. Rồi số phận đẩy đưa mình vào Intel. Đó là một công ty lớn nên mình học được rất nhiều thứ. Lúc đến Hà Lan, hồi tháng 12 mình bắt đầu rải đơn, rải CV, mình đã chọn Adidas liền. Đó là ưu tiên số 1 của mình. Ngoài việc trang bị đủ kiến thức – đó là điều chắc chắn mình phải có để làm công việc này – mình nghĩ một trong những lý do quan trọng là năng lượng của mình. Khi phỏng vấn, mình có thể cho họ thấy rằng mình là một người đầy nhiệt huyết, đầy năng lượng và sẵn sàng học hỏi. Mình nghĩ đó là yếu tố quan trọng đối với tất cả công ty, không chỉ là với Adidas. Có thể kiến thức của bạn không đủ, có thể kinh nghiệm của bạn vẫn chưa có. Nhưng mình nghĩ nếu bạn cho họ thấy là mình có tiềm năng cũng như có năng lượng muốn học hỏi, muốn cống hiến, nếu họ nhận ra điều đó từ mình thì họ sẽ sẵn sàng có thể đầu tư vào mình, cho mình cơ hội, đào tạo mình. Mình nghĩ năng lượng là yếu tố quan trọng.

Bạn thấy cơ hội việc làm cho sinh viên quốc tế ở Hà Lan như thế nào?

Về cá nhân mình, nếu nói dễ dàng thì không đúng, mà nói quá khó thì cũng sẽ rất sai. Thật ra cơ hội của ngành supply chain có khá nhiều ở Hà Lan. Nó rất đơn giản. Mình có thể lên các trang tìm kiếm việc làm như LinkedIn sẽ thấy rất nhiều công ty đăng tin công việc, tìm kiếm nhân lực. Cơ hội rất nhiều cho cả mình và những bạn đang theo ngành này. Nhưng nó sẽ tùy thuộc vào năng lực, cách mình thể hiện trong cuộc phỏng vấn. Và một trong những yếu tố mà mình nghĩ có thể tăng khả năng được nhận là nếu mình biết thêm ngôn ngữ Hà Lan. Ở Hà Lan dĩ nhiên rất nhiều công ty, tập đoàn đa quốc gia họ chỉ cần tiếng Anh thôi, nhưng nếu mình biết thêm ngôn ngữ địa phương thì cơ hội của mình sẽ cao hơn rất nhiều. Ở thời điểm hiện tại mình đang học tiếng Hà Lan. Lúc phỏng vấn thì mình chỉ nói tiếng Anh thôi. Nhưng mình nghĩ nếu bạn nào chắc kiến thức về supply chain và biết tiếng Hà Lan nữa thì cơ hội sẽ rất là cao, cao hơn mình rất nhiều.

Trần Thanh Hoàng - Rotterdam BS

Thanh Hoàng trước nơi làm việc của mình tại Hà Lan

Bạn xin việc làm thêm có khó không?

Mình đi giao hàng. Công việc đó không cần biết ngôn ngữ, mình chỉ cần mở điện thoại, xem đơn rồi mình giao hàng tới cho khách. Đối với mình nó cũng khá đơn giản và không cần ngôn ngữ. Công ty giao hàng mình làm thêm khá tốt vì họ ký hợp đồng với mình luôn. Mình sẽ làm việc và được trả lương theo giờ. Ở Hà Lan về công việc giao hàng thì có 2 dạng. Một dạng là mình giao hàng trả tiền theo giờ và một dạng là trả tiền theo đơn. Nghĩa là nếu mình có đơn thì mình có tiền, còn không thì không có. Mình chọn dạng trả tiền theo giờ vì nó thu nhập ổn định, kể cả không có đơn thì mình vẫn có tiền.

Ở Hà Lan giao hàng đi bằng xe đạp và đối với mình việc đạp xe rất vui vì cải thiện sức khỏe. Chỉ là đôi khi thời tiết ở Hà Lan khá xấu, lạnh và lâu lâu có tuyết thì công việc giao hàng khó khăn trong những ngày đó. Còn lại mọi thứ với mình khá ổn. Khi đi giao hàng, mình có thể đeo tai nghe để học tiếng Hà Lan chẳng hạn, vừa đạp xe để cải thiện sức khỏe vừa có lương nữa thì mình nghĩ nó quá hoàn hảo cho mình rồi.

Mình nghĩ nếu như các bạn không thể tìm việc làm thêm ở nhà hàng thì có thể suy nghĩ về công việc này. Vì nó rất linh hoạt, mình có thể chủ động chọn giờ đi làm và kiếm thêm một ít thu nhập. Mình có thể sắp xếp làm thêm, đi học và như bản thân mình là thực tập nữa.

>> Xem thêm: Thanh Hoàng đã du học Hà Lan như thế nào?

Trường Kinh doanh Rotterdam đang tuyển sinh cho kỳ tháng 9/2023 các chương trình về: kinh doanh quốc tế, marketing, chuỗi cung ứng, tổ chức và thay đổi, cố vấn và khởi nghiệp, phát triển đồng bằng sông. Hạn nộp hồ sơ là ngày 30/04/2022.

Để được hỗ trợ tốt nhất cho hồ sơ du học Hà Lan của bạn, vui lòng liên hệ:

Công ty Tư vấn Du học INEC

  • Tổng đài: 1900 636 990
  • Hotline miền Bắc và miền Nam: 093 938 1081
  • Hotline miền Trung: 093 409 9070
  • Email: [email protected]
  • Chat ngay với tư vấn viên tại: /duhochalan
error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon