Sau nhiều biến đổi ở Đông Âu, đặc biệt là sau cuộc thay đổi thể chế chính trị thành công ở Ba Lan, quốc gia này được gia nhập NATO và EU. Ba Lan phát triển vượt bậc trong mọi khía cạnh, không chỉ về chính trị mà cả kinh tế và xã hội. Cuộc sống của người dân Ba Lan ngày càng được cải thiện, thu nhập trung bình và mức sống ngày càng cao, mặc dù vẫn chưa thể sánh với các quốc gia Tây Âu.

Đặc biệt, từ những năm 90, cộng đồng người Việt ở Ba Lan bắt đầu phát triển một cách cực kỳ nhanh chóng. Trước đó, quốc gia này mỗi năm chỉ có vài chục sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam sang học tập. Ba Lan cũng không nhận người Việt vào các nhà máy làm việc hay đi học nghề. Chỉ có một đoàn nhân viên (toàn nữ) duy nhất, khoảng vài chục người sang với danh nghĩa là học nghề, nhưng thực ra là để làm việc trong nhà máy dệt may ở Lodz, miền Trung Ba Lan.

Khi được tự do ở lại quốc gia này, người Việt bắt đầu chọn Ba Lan làm nơi sinh sống từ đó. Đến khi Ba Lan xuất hiện khu buôn bán lớn nhất Đông Âu, gọi là chợ trời Sân Vận động Mười Năm (Stadion Dziesieciolecia), con số người Việt sang Ba Lan sinh sống lên tới vài chục ngàn người. Thậm chí có nguồn báo chí còn đưa tin là có khoảng 100 ngàn người Việt sinh sống ở Ba Lan.

Nội dung chính

  • Hệ thống giáo dục chất lượng cao:
  • Chi phí sinh hoạt và học tập thấp:
  • Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ:
  • An ninh ổn định:
  • Nền văn hóa đặc sắc:
  • Giấy tờ cư trú EU:

Hệ thống giáo dục chất lượng cao:

Hệ thống giáo dục Ba Lan đã có từ thế kỷ 14, có lịch sử khoảng 650 năm. Nền giáo dục tại đây không chỉ phục vụ cho Ba Lan mà còn cho rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới. Điểm đặc biệt nổi bật của nền giáo dục Ba Lan đó là chuyên nghiệp và đổi mới.

Trường đại học Jagiellonian ở Krakow được xây dựng năm 1364 là trường có truyền thống lâu đời nhất Ba Lan, thứ hai tại trung tâm Trung Âu và cũng là 1 trong những trường lâu đời nhất thế giới. Ngoài ra, nhiều trường đại học Ba Lan nằm trong danh sách các trường được đánh giá tốt với thứ hạng cao.

Giảng viên tại các trường Ba Lan đều là những chuyên gia được đánh giá cao trên thế giới. Đặc biệt, những bác sỹ, kỹ sư, kiến trúc sư, chuyên gia IT và rất nhiều các ngành nghề khác đều được công nhận là có trang bị kiến thức đầy đủ để đáp ứng yêu cầu công việc trên thị trường toàn cầu.

Chất lượng của hệ thống giáo dục được đánh giá bởi ủy ban kiểm định quốc gia – kiểm soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đại học tại Ba Lan. Theo kết quả khảo sát, trên 80% các trường đại học Ba Lan có chất lượng vượt trội và xếp thứ hạng cao.

Chi phí sinh hoạt và học tập thấp:

Mặc dù Ba Lan được đánh giá là quốc gia có nền kinh tế phát triển khá mạnh mẽ, nhưng chi phí sinh hoạt tại Ba Lan vẫn thấp hơn đáng kể so với các quốc gia châu Âu. Với chỉ từ 200 – 400 Euro, bạn đã có thể trang trải những chi phí cơ bản về nhà ở và đi lại.

Chi phí giải trí và tham gia các sự kiện văn hóa tại Ba Lan cũng thấp hơn nhiều so với mức trung bình tại châu Âu. Học phí cơ bản tại đây cũng khá cạnh tranh, tối thiểu là 2.000 Euro/năm, thấp hơn đáng kể so với các nước châu Âu khác.

Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ:

Trong vòng 20 năm gần đây, Ba Lan có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê từ Ngân Hàng Thế Giới, GDP Ba Lan năm 2023 tăng 11.25% so với năm 2022!

An ninh ổn định:

So với các quốc gia châu Âu, Ba Lan được biết đến là đất nước cực kỳ an toàn. Thậm chí các quốc gia Bắc Âu được coi là rất an ninh nhưng vẫn có tỉ lệ tội phạm cao hơn Ba Lan. Đến với Ba Lan, sinh viên quốc tế đến từ các sắc tộc, tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau sẽ cảm thấy hoàn toàn yên tâm.

Nền văn hóa đặc sắc:

Nền văn hóa Ba Lan nổi tiếng khắp thế giới với những di sản văn hóa lịch sử và những thành tựu hiện tại. Có tới 5 nhà văn của Ba Lan dành được giải thưởng Nobel. Các viện nghiên cứu văn hóa Ba Lan cũng mang tới những lĩnh vực giải trí chất lượng cao đáp ứng được thị hiếu của tất cả khán giả.

Giấy tờ cư trú EU:

Hiện nay, tổng số người Việt sinh sống ở Ba Lan chỉ còn khoảng 30 ngàn người. Hơn 10 ngàn người vẫn được Sở Ngoại kiều cấp lý thẻ cư trú (ngắn hạn hay dài hạn), khoảng 5 ngàn người đã được cấp quốc tịch Ba Lan, vài ngàn người sử dụng giấy tờ do các quốc gia khác trong Khối Schengen cấp (nhưng được sinh sống ở Ba Lan) và vài ngàn người vẫn chưa có thẻ cư trú ở Ba Lan, tức là vẫn đang sinh sống bất hợp pháp ở quốc gia này.

Sở dĩ có sự thay đổi này là vì Ba Lan đã không còn khu chợ trời lớn nhất kia, mà đã được thay thế bằng những khu trung tâm thương mại. Trong khi đó, người Việt ở Ba Lan chỉ có nguồn thu nhập chính là buôn bán hàng vải và giày dép.

Một số người Việt khác kinh doanh ẩm thực, gần đây mới bắt đầu xuất hiện nghề làm nail. Chính quyền Ba Lan cũng ngày càng thắt chặt những chính sách đối với người nước ngoài như thường xuyên kiểm tra hợp pháp hóa cư trú và thuế ở những khu có nhiều người nước ngoài lao động.

Gần đây, có một số lượng khá đông người Việt tiếp tục sang Ba Lan xin giấy cư trú. Những người có visa Schengen được vào Ba Lan tự do, nếu xin được việc làm ở một công ty thì được quốc cấp giấy phép lao động và thẻ cư trú từ 1 đến 3 năm.

Sau 5 năm làm việc có đóng thuế và bảo hiểm đầy đủ và liên tục, người nước ngoài sẽ được cấp thẻ cư trú lâu dài, còn gọi là thẻ định cư.