Chọn ngành khi du học, dù là bất kỳ quốc gia nào, đều là vấn đề quan trọng. Chọn ngành học phù hợp năng lực, sở thích sẽ giúp bạn thêm thăng hoa trên con đường chinh phục tương lai và đáp ứng được nhu cầu nhân sự của nền kinh tế. Khảo sát Việc làm Toàn cầu của QS Quacquarelli Symonds Limited đầu tháng 9/2023 cho thấy top 5 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay và trong tương lai 10 năm tới.

1/ Khoa học máy tính và công nghệ thông tin

Cùng sự bùng nổ của mạng xã hội và các thiết bị điện tử ngày càng phổ biến đã kéo theo sự phát triển nhanh chóng của nhóm ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính. Cho đến năm 2022, Việt Nam sẽ cần khoảng 400.000 lao động có chuyên môn, tuy nhiên, thực tế cho thấy nhân sự đáp ứng nhu cầu còn nhiều hạn chế. Theo báo cáo của VietnamWorks (Công ty tuyển dụng hàng đầu và lâu đời nhất Việt Nam), Công nghệ thông tin đang dẫn đầu nhu cầu tuyển dụng nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên, hiện tại chỉ khoảng 50% sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu làm việc. Các doanh nghiệp, công ty đang phải cạnh tranh để có được ứng viên tiềm năng. Bên cạnh đó, họ còn phải đối mặt với việc nhân sự ngành có xu hướng thích thay đổi công việc và môi trường làm việc.

Chỉ 50% sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu làm việc. Ảnh: Shutterstock

Chỉ 50% sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu làm việc. Ảnh: Shutterstock

Hầu hết các doanh nghiệp đang rất cần lập trình viên có kinh nghiệm trong mảng Java, Mobile, PHP, .Net và những ngôn ngữ lập trình mới như Ruby on Rails, Golang, Javascript hay các frameworks (thư viện mã lệnh) có liên quan như ReactJS, NodeJs – mặc dù những vị trí này được trả lương khá cao, từ khoảng 1.500 – 3.000 USD/tháng, nhưng vẫn khó khăn trong việc săn tìm ứng viên phù hợp. Ngành công nghệ thông tin và đặc biệt là Data Technology sẽ phát triển mạnh trong vòng 3 năm tới. Cũng trong báo cáo trên, những vị trí thiếu hụt trầm trọng nhân sự là kỹ sư công nghệ thông tin trong xử lý dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.

2/ Kinh doanh và quản lý

Xu thế hội nhập và phát triển của thế giới đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý phát triển mạnh, trở thành “mảnh đất màu mỡ” hấp dẫn các bạn trẻ năng động, ưa thử thách. Chỉ tính riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, Việt Nam đã có khoảng 200.000 doanh nghiệp, liên doanh, công ty nước ngoài đặt trụ sở. Đặc biệt, Cộng đồng Kinh tế các nước ASEAN (gọi tắt là AEC) được thành lập vào ngày 31/12/2023 đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới, mang đến cho doanh nghiệp trong nước rất nhiều cơ hội để phát triển. AEC cho phép các nước trong khu vực tự do luân chuyển hàng hóa, nguồn lao động lẫn nguồn vốn đầu tư, là điều kiện lý tưởng để các bạn trẻ startup hay mở rộng các hoạt động kinh doanh.

>> 5 lý do sau đây sẽ khiến bạn muốn xách ba lô lên và đi… du học

Kinh doanh và Quản lý là “mảnh đất màu mỡ” cho các bạn trẻ. Ảnh: Shutterstock

Kinh doanh và quản lý là “mảnh đất màu mỡ” cho các bạn trẻ. Ảnh: Shutterstock

Ở khía cạnh khác, các chuyên gia đã phân tích rằng, ASEAN và AEC là cầu nối để Việt Nam tiếp cận nhiều khoản đầu tư lớn của các công ty đa quốc gia có trụ sở đặt tại các nước ASEAN. Các dự án của ASEAN đầu tư tập trung rất lớn vào Việt Nam ở nhiều lĩnh vực, giúp duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững trong nhiều năm qua (theo Vov.vn ngày 19/07/2017). Tuy nhiên cơ hội phát triển kinh doanh rất rộng mở thì đi kèm đó là thử thách không hề ít. Để có được một vị trí công việc tốt, cơ hội thăng tiến rộng mở hay rộng hơn là nền tảng vững chắc để khởi nghiệp đòi hỏi ở ứng viên rất nhiều yếu tố. Đó là trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng mềm nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, khá nhiều lao động được đào tạo trong nước lại chưa đáp ứng được điều đó. Và nhiều bạn trẻ đã chọn du học các nước có nền kinh tế – tài chính – kinh doanh phát triển để tự mở rộng cơ hội phát triển cho bản thân mình. Theo khảo sát của Payscale 2022, nhân sự đang công tác trong ngành Kinh doanh và Quản lý tại Anh có mức lương mỗi năm dao động từ 21.000 – 73.000 GBP, tại Úc là 50.000 – 140.000 AUD, Singapore từ 44.000 – 200.000 SGD, Pháp là 30.000 – 130.000 Euro hay Đức từ 37.000 – 114.000 Euro.

3/ Kỹ thuật cơ điện tử và kỹ thuật cơ khí

Đây chính là các nhóm ngành được AEC cho phép lao động có trình độ tự do di chuyển đến các nước thành viên. Phát triển lĩnh vực công nghiệp, điện tử cũng là yêu cầu cấp thiết của Việt Nam trước quá trình hội nhập quốc tế. Có thể nói rằng, 2 nhóm ngành này đã và đang xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm phục vụ đời sống xã hội của con người và trở thành nhu cầu không thể thiếu. Tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực này với tổng số nhân sự khoảng 57.000 người. Trung bình tốc độ tăng nhân sự hằng năm là 8.100, nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp vẫn đang thiếu hụt nguồn lao động có chuyên môn, kinh nghiệm.

>> Học không quá giỏi, làm sao được học bổng?

Robot là một sản phẩm tiêu biểu của ngành Kỹ thuật Cơ điện tử. Ảnh: Shutterstock

Robot là một sản phẩm tiêu biểu của ngành kỹ thuật cơ điện tử. Ảnh: Shutterstock

Kỹ thuật cơ điện tử và kỹ thuật cơ khí được ví như “trái tim” của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mang đến cho cả nước số lượng việc làm không hề nhỏ. Những vị trí điển hình mà sinh viên có thể lựa chọn như thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, quản lý điều hành kỹ thuật, tàu thủy, hàng không, lập trình điều khiển, tư vấn công nghệ, kỹ sư thiết kế, trưởng bộ phận kỹ thuật, giám đốc kỹ thuật… với mức thu nhập khá hấp dẫn. Còn tại nhiều nước trên thế giới, mức lương mỗi năm như sau: Tại New Zealand: 50.000 – 115.000 NZD, Phần Lan: 71.000 Euro, Mỹ: 40.000 – 117.000 USD, Anh Quốc: 25.000 – 68.000 GBP.

4/ Kế toán và tài chính

Cũng theo báo cáo đã nêu trên của VietnamWorks, hành chính/thư ký và kế toán vẫn giữ nguyên vị thế của mình trong các ngành có tỉ lệ cạnh tranh nhân lực cao nhất. Cụ thể với ngành Kế toán, tỉ lệ này là 1:65. Nghĩa là, 1 người phải cạnh tranh với 65 ứng viên khác để có được việc làm mới. Đó là hệ quả tất yếu của việc dư thừa nguồn nhân lực do các trường đại học, cao đẳng trong nước ra sức tuyển sinh và đào tạo ồ ạt, vượt quá nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, công ty trong nhiều năm nay. Theo thông tin chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố từ năm 2022, kiểm toán – kế toán luôn nằm trong tình trạng báo động đỏ về dư thừa nhân lực và sẽ còn dư thừa trong nhiều năm nữa. Dù vậy đây vẫn là nhóm ngành được nhiều người chọn học do mức lương cao và trong tương lai sẽ được AEC cho phép tự do luân chuyển lao động. Chính vì vậy, ngành này luôn đòi hỏi nguồn nhân sự có trình độ chuyên môn tốt, thành thạo kỹ năng.

>> Nghề nào phù hợp với tính cách của bạn?

Mặc dù có “tỉ lệ chọi” cao nhưng Kế toán và Tài chính vẫn luôn “khát” nhân lực có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc. Ảnh: Shutterstock

Mặc dù có “tỉ lệ chọi” cao nhưng kế toán và tài chính vẫn luôn “khát” nhân lực có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc. Ảnh: Shutterstock

Với lĩnh vực tài chính thì từ trước đến nay vẫn luôn nằm trong danh sách các ngành học được sinh viên chọn lựa nhiều nhất. Không khó để lý giải nguyên do, bởi môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, mức thu nhập ngành này mang đến là không giới hạn. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thử sức mình ở nhiều vị trí như tín dụng, ngân hàng, kinh doanh, quản trị tài sản và nguồn vốn, phân tích tài chính, chứng khoán, tín dụng phi ngân hàng, thuế, hải quan…

Theo khảo sát của Payscale, trung bình mức lương hằng năm của ngành kế toán và tài chính tại Úc dao động từ 48.000 – 101.000 AUD, tại Mỹ là 31.000 – 102.000 USD, tại Thụy Sĩ từ 43.000 – 150.000 CHF hay Anh Quốc từ 24.000 – 62.000 GBP.

5/ Kinh tế

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, 59% là số hồ sơ nộp vào các ngành kinh tế, tài chính trong tổng số hồ sơ dự thi đại học mỗi năm (theo Zing ngày 13/03/2017). Sinh viên học ngành kinh tế sẽ có cơ hội làm việc ở các doanh nghiệp trong nước và cả nước ngoài. Những lĩnh vực sẽ được học liên quan đến tài chính – ngân hàng, quản lý, quản lý nhân lực, thương mại, hoạch định chiến lược, marketing…

>> Chọn trường theo ranking (xếp hạng) và những điều cần biết

59% là số hồ sơ nộp vào các ngành Kinh tế trong tổng số hồ sơ dự thi đại học mỗi năm. Ảnh: Shutterstock

59% là số hồ sơ nộp vào các ngành kinh tế trong tổng số hồ sơ dự thi đại học mỗi năm. Ảnh: Shutterstock

Ông Yamada Takafumi – Tổng Giám đốc CareerLink.vn, dẫn báo cáo từ Bản tin Thị trường Lao động được công bố bởi Viện Khoa học Lao động và Xã hội, năm 2022, trong tổng số 29.000 sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế thì có đến 12.000 người thất nghiệp. Với lượng sinh viên rất lớn đổ dồn vào học ngành kinh tế, cộng với quá nhiều trường đại học trên cả nước đổ xô đào tạo ngành này đã phần nào làm thị trường việc làm bị bão hòa. Cung vượt quá cầu và chất lượng đào tạo chưa thật sự ổn định, công bình đã làm cho nhiều sinh viên tốt nghiệp thiếu và yếu cả chuyên môn lẫn kỹ năng, không đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Ngành Kinh tế nhìn chung đông về “lượng” nhưng “chất” lại chưa được đánh giá cao, do đó, các doanh nghiệp vẫn đang rất cần những ứng viên có chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tế.

Để tự nâng cao lợi thế cạnh tranh giữa hàng ngàn ứng viên khác cũng như chủ động hơn trong việc khởi nghiệp, ngày càng nhiều bạn trẻ chọn cho mình con đường du học để tiếp cận với các nền giáo dục ưu tú. Liên hệ INEC – Công ty Tư vấn Du học uy tín với hơn 11 năm kinh nghiệm để được hỗ trợ chọn ngành học phù hợp năng lực, định hướng nghề nghiệp cũng như triển vọng việc làm tốt:

error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon