Có thể nói, đi du học là một khoản đầu tư tài chính không nhỏ đối với mỗi gia đình, ngoài học phí ra, bạn còn phải có tiền trang trải cho chi phí ăn ở, đi lại, tiền bảo hiểm, visa… Vì thế, nhiều du học sinh nghĩ ngay đến việc đi làm thêm để giúp giảm bớt áp lực tài chính cho bố mẹ. Tuy nhiên, khi du học Singapore hay một số nước khác với quy định cấm làm thêm của chính phủ, bạn sẽ phải nghĩ đến nhiều cách khác nhau để tiết kiệm tiền. Dưới đây là một số cách có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng biết:

  1. Đặt vé máy bay sớm

Đây là điều hiển nhiên không chỉ lúc đi du học mà còn đối với những chuyến đi khác, bạn nên đặt vé sớm nhất có thể và bắt đầu xem giá vé ngay từ lúc có ý định đi du học. Đi du học càng xa thì việc đặt vé sớm càng giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn. Ngoài ra, việc này còn hạn chế tình trạng không có vé vào các mùa cao điểm như kỳ nghỉ, mùa du lịch.

Vé máy bay thường có giá tốt nhất vào thứ 3, cách ngày bay từ 7 – 12 tuần. Nếu ngày bay của bạn chưa cố định và có thể thay đổi, hãy cố gắng để đặt vé vào giữa tuần, vì những ngày này thường rẻ hơn cuối tuần. Và đừng quên so sánh giá vé của các hãng với nhau bằng cách sử dụng Google Flights hoặc Skyscanner, hay Hopper – một ứng dụng cho bạn biết thời điểm nào là tốt nhất để mua vé và chọn ngày bay.

Đặt vé máy bay sớm giúp bạn tiết kiệm được một khoản khá lớnĐặt vé máy bay sớm giúp bạn tiết kiệm được một khoản khá lớn

  1. “Share” phòng với người khác

Sống chung với người bạn khác không chỉ là một cách tốt để tiết kiệm tiền mà còn là cơ hội để có thêm một người bạn mới ở nơi mình đi du học. Thông thường các trường đại học đều cung cấp những nguồn cho thuê uy tín để giúp bạn tìm được chỗ ở, hoặc bạn cũng có thể lựa chọn ở trong ký túc xá. Với những bạn du học Mỹ thì có thể tham khảo qua trang Craigslist, hay WeRoom.com, Student.com, SpareRoom đối với những bạn du học Anh.

Trong trường hợp không thể đặt trước phòng khi tới nơi, bạn có thể tìm một chỗ ở tạm thời thông qua HostelWorld hoặc Airbnb. Đây cũng là cách để bạn tìm được chỗ ở thích hợp của mình khi không biết nên thực sự chọn khu vực nào để thuê. Trải nghiệm việc ở nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố cũng là điều khá thú vị đó. Còn riêng với những bạn học sinh nộp hồ sơ qua các công ty du học thì việc đặt phòng luôn được hỗ trợ để các em đỡ lo lắng hơn cũng như hạn chế tình trạng không có phòng lúc đến nơi.

Nếu bạn lo sợ việc ở chung với bạn bè quốc tế trong quá trình đi du học thì đây là những bí quyết giúp bạn duy trì sự “hòa bình” trong căn phòng của mình:

  • Gặp nhau (có thể qua Skype) trước khi chuyển đến ở cùng nhau để đảm bảo bạn thấy thoải mái và không hối hận khi ký hợp đồng thuê nhà.
  • Nói ra những mong muốn của bạn. Bạn cùng phòng nên được biết bạn mong muốn những gì, và cả 2 cũng nên thảo luận một cách rõ ràng về thủ tục chia tiền hóa đơn. Bạn có thể dùng ứng dụng Splittable (miễn phí) để theo dõi và tính toán chi phí.
  • Giải quyết vấn đề sớm: Có thể bạn cùng phòng của bạn sẽ “ôm” nhà tắm suốt cả buổi sáng khiến bạn không thể vệ sinh cá nhân để đi học, hay bạn ấy thường xuyên vứt thức ăn thừa trong bồn rửa chén?… Nếu có thì hãy nói ra sớm và nhắc nhở bạn, đừng để quá lâu sẽ khiến sự việc phát triển theo chiều hướng xấu đi.

>> Những ứng dụng thuận tiện nhất để giữ liên lạc với gia đình

Không phải ai cũng biết cách sống chung với bạn cùng phòngKhông phải ai cũng biết cách sống chung với bạn cùng phòng

  1. Ưu tiên món ăn đường phố

Thử các món ăn mới, đặc sản địa phương là một trong những cách tuyệt vời nhất để trải nghiệm cuộc sống du học, đặc biệt là với những cô nàng có niềm đam mê bất tận với đồ ăn. Tuy nhiên, có thể nơi bạn du học sẽ là một trong những quốc gia có giá cả khá đắt đỏ, nhất là trong các nhà hàng, thậm chí một bữa ăn ở đây cũng có thể khiến bạn “nhịn ăn” cả tháng. Vì thế, đừng tin vào những điểm đến được đánh giá cao trên TripAdvisor mà hãy chọn những nơi có chi phí thấp hơn.

Hãy hỏi bạn cùng lớp của bạn những nơi họ thường đi ăn, bạn biết mà, sinh viên luôn có cách để tìm ra những quán vừa ngon mà giá cả vô cùng hợp lý. Ngoài ra, món ăn đường phố cũng là cách hay để bạn giải quyết vấn đề ngân sách dành cho việc ăn uống vì ở đây chắc chắn sẽ bán tất cả các món ăn của địa phương.

  1. Mua đồ sale

Phần lớn chúng ta đều du học đến những nước phát triển, và tất nhiên rằng những nước này đều thường xuyên có nhiều đợt giảm giá trong năm. Điển hình như Singapore, Mỹ, Anh Quốc, Malaysia… với những “big sale off” hay “Black Friday” giúp bạn có thể sở hữu những bộ trang phục hàng hiệu, hay những vật dụng chất lượng khác với giá cực thấp. Đừng nghĩ rằng việc mua hàng sale sẽ hạ thấp giá trị bản thân của bạn, vì giá trị đó nằm ở nhân cách và trí tuệ mỗi người chứ không nằm trên bộ đồ mà chúng ta mặc.

Đã là du học sinh thì không thể thiếu những thông tin về đợt sale để vừa có thể mặc đẹp, lại không quá phung phí tiền bạc, đúng không?

>> Đừng tự biến mình thành “mọt sách”

Ai bảo là "du học sinh nghèo" thì không thể dùng hàng hiệu?Ai bảo là “du học sinh nghèo” thì không thể dùng hàng hiệu?

  1. Sử dụng phương tiện công cộng

Xe buýt và tàu điện ngầm đều rất phổ biến tại các nước phát triển, và Google Maps có thể giúp bạn tìm được chuyến buýt/tàu điện phù hợp để đến nơi cần đến. Ngoài ra, những phương tiện này còn giảm giá cho sinh viên, và phần lớn các trường đại học đều cấp thông tin để bạn được nhận thẻ ưu đãi khi đi lại.

  1. Du lịch bằng tàu/xe

Thay vì đi du lịch đến các thành phố khác bằng máy bay, bạn hãy chọn những chuyến tàu lửa hoặc xe có chuyến đi đêm. Sau 1 đêm ngủ trên xe thì bạn đã đến nơi, điều này vừa tiết kiệm chi phí, lại giúp bạn có thể tận dụng thời gian ban đêm.

Nguồn: Topuniversities

error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon