Là quốc gia lớn thứ 5 châu Âu, nước Đức có tổng diện tích là 357.022 km2 chỉ đứng sau các nước Ukraine, Pháp, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Nơi đây có chung đường biên giới với 9 quốc gia xinh đẹp là Đan Mạch, Ba Lan, Cộng hòa Czech, Áo, Thụy Sĩ, Pháp, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan. Nhờ đó mà sinh viên du học Đức có cơ hội khám phá nhiều điểm đến hấp dẫn tại châu Âu mà không cần phải quá lo lắng về visa, chi phí, phương pháp di chuyển hay thời gian… Với vị thế của một trong những nền kinh tế trụ cột của Liên minh Châu Âu, Đức có tỉ lệ việc làm khá cao. Năm 2022, hơn 1 nửa dân số trong độ tuổi 15-64 có việc làm được trả lương (khoảng 43,3 triệu người) và tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống mức kỉ lục là 4,2%.

Đức thuộc top các nước có tỉ lệ thất nghiệm ở độ tuổi thanh niên thấp nhất EU

Những thành tích trên chính là nền tảng để nước Đức cung cấp các khóa học chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngành nghề cho sinh viên. Khi du học Đức sinh viên không những được học tập trong môi trường học thuật đa văn hóa thân thiện mà còn được thụ hưởng chính sách tài chính hấp dẫn. Bên cạnh những điều này, nước Đức còn có nhiều điều vô cùng thú vị khác chẳng hạn như:

1.Đức là quốc gia đầu tiên áp dụng Quy ước Giờ mùa hè (Daylight saving time – DST). Đây là quy ước chỉnh đồng hồ tăng thêm thời gian so với giờ tiêu chuẩn để tiết kiệm năng lượng chiếu sáng và sưởi ấm. Người dân Vương Quốc Bia đã sử dụng quy ước này từ năm 1916 vào giữa Chiến tranh Thế giới thứ nhất để bảo tồn năng lượng cho thời kì này.

2.Thủ đô của Đức có nhiều cầu hơn Venice. Berlin có 960 cây cầu với 59,8km2 diện tích hồ và khoảng 180km khu vực giao thông hàng hải. Nơi đây kết hợp với Bang Brandenburg hình thành nên mạng lưới đường thủy nội địa lớn nhất châu Âu.

Thủ đô Berlin sở hữu đến 960 cây cầu đa dạng

3.Vượt ngục tại Đức không bị xem là phạm pháp. Nước Đức cho rằng khao khát tự do là quyền lợi cơ bản của con người vì vậy tù nhân có thể thực hiện vượt ngục mà không bị truy tố. Tuy không phải là hành vi trái pháp luật nhưng tù nhân phải bồi thường mọi thiệt hại cho tài sản trong quá trình đào thoát khỏi nhà tù.

>> Du học Đức ngành Quản trị Khách sạn tại IUBH – Lựa chọn không thể chuẩn xác hơn!

4.Hết nhiên liệu trên hệ thống đường cao tốc liên bang là bất hợp pháp. Người dân chỉ được dừng lại ở đúng các trạm tiếp nhiên liệu được quy định sẵn nếu không muốn bị phạt hành chính hoặc treo giấy phép điều khiển xe đến 6 tháng. Đi bộ hay chạy bộ tại cao tốc cũng vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt lên đến 90 Euro.

5.Đức có luật quy định về tên của trẻ em. Luật nơi đây cấm những cái tên không thể hiện rõ giới tính hay sử dụng tên gia đình. Năm 2014, những cái tên phổ biến nhất là Sophie/Sofie cho bé gái và Maximillian cho bé trai.

Hệ thống cao tốc liên bang được xem là thiên đường cho những ai đam mê tốc độ

6.Fanta ra đời vào Thế chiến Thứ hai ở Đức. Trong thời gian này đã có một lệnh cấm vận thương mại ngăn chặn việc nhập khẩu siro Coca-Cola vào Đức. Người đứng đầu công ty Coca-Cola tại Vương quốc Bia thời bấy giờ đã quyết định tạo ra một sản phẩm nội địa bằng cách sử dụng những gì còn sót lại như nước sữa và bột táo nghiền. Kết quả là Fanta đã ra đời và trở thành nhãn hiệu lâu đời thứ hai của Coca-Cola, được sử dụng khá phổ biển bên ngoài nước Mỹ với hơn 130 triệu sản phẩm được bán mỗi ngày trên khắp thế giới.

>> Du học Đức tại Đại học Rhine-Waal – Chườn trình tiếng Anh, học phí bằng 0

7.Giáo dục bậc đại học của Đức miễn phí cho cả sinh viên quốc tế. Học phí chương trình cử nhân của các trường công lập đã bị bãi bỏ vào năm 2023 vì các chính trị gia cho rằng phải trả tiền cho giáo dục là “không công bằng cho xã hội”.

Đức sở hữu nhiều chính sách giáo dục hấp dẫn

8.Hơn 800 triệu xúc xích Currywurst được tiêu thụ ở Đức mỗi năm. Đây là một loại xúc xích ăn kèm với nước sốt cay luôn dẫn đầu ẩm thực đường phố và làm nên nét văn hóa truyền thống của Đức. Chỉ tính riêng Thủ đô Berlin đã có hơn 7 triệu Currywurst được bán ra mỗi năm, thậm chí nơi đây còn có riêng một bảo tàng về món ăn nhẹ nổi tiếng này.

9.Đức từng là cụm các vương quốc nhỏ. Nơi đây được thống nhất bởi Đế quốc Đức  vào năm 1871. Sau đó nơi này trải qua các thời kì Cộng hoà Weimar, Đệ Tam Đế chế. Năm 1949, quốc gia này chia thành Liên bang Xô Viết (Cộng hòa Dân chủ Đức) là Liên minh châu Âu (Cộng hòa Liên bang Đức), sau đó được sáp nhập lại vào năm 1990.

10.Tiếng Đức vẫn là ngôn ngữ bản xứ được sử dụng nhiều nhất châu Âu. Lý giải cho điều này là vì nơi đây có dân số lớn nhất EU và từng là ngôn ngữ cầu nối giữa hai miền Bắc và Đông Âu.

>> Du học Đức Thạc sĩ ngành Kĩ thuật – Học tập tại cái nôi công nghệ cao của thế giới

Xúc xích Currywurst vô cùng được ưa chuộng tại Đức

11.Thủ đô nước Đức đã được chuyển đổi bảy lần, lần lượt là Aachen (Đế quốc Carolingian), Regensburg, Regensburg, Frankfurt-am-Main, Nuremberg, Berlin, Weimar (thời kì bất ổn về chính trị), Bonn (Cộng hòa Liên bang Đức, tương ứng với Đông Berlin là thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Đức) và từ năm 1990 đến nay là Berlin.

12.Đức thường được biết đến là miền đất của các nghệ sĩ và nhà tư tưởng với các nhân vật nổi tiếng. Những nhà soạn nhạc nước Đức đã vang danh khắp thế giới như Bach, Beethoven, Handel, Schumann, Mendelssohn, Brahms, Wagner và R. Strauss cùng các triết gia vô cùng vĩ đại như Kant, Hegel, Schopenhauer, Nietzsche và Heidegger.

Aachen là thủ đô nước Đức thời Đế quốc Carolingian

Vẫn còn nhiều điều thú vị của nước Đức đang chờ đợi được khám phá. Hãy chú ý đón đọc kì 2 nhé!

error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon