Nội dung chính

Tư vấn điều kiện du học Mỹ cần những gì?

  • Đa số các trường cao đẳng – đại học ở Mỹ liên kết rất chặt chẽ với công ty tuyển dụng nhằm tạo đầu ra đảm bảo cho chính học sinh theo học tại trường của mình. Bên cạnh đó, Mỹ còn là quốc gia luôn đứng đầu về điều kiện giảng dạy tốt, đời sống được đảm bảo với mức sống cao. Chính vì thế, du học Mỹ luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình và sinh viên.
Du học Mỹ - Tư vấn, học bổng, chí phí, visa
Du học Mỹ – Tư vấn, học bổng, chí phí, visa

Học bổng du học Mỹ là gì?

Các loại học bổng du học Mỹ

Học bổng cấp 3 tại Mỹ

  • Chương trình học bổng giao lưu văn hóa visa J1 do Student Management Group(SMG) tổ chức. SMG là một tổ chức giáo dục hàng đầu của Hoa Kỳ, được Hiệp hội tiêu chuẩn Quốc tế – CSIET công nhận là tổ chức uy tín hàng năm với đội ngũ chuyên gia giáo dục có kinh nghiệm và chuyên môn cao, có kinh nghiệm nhiều năm cung cấp các chương trình: Giao lưu văn hóa, Phổ thông công lập, Tư thục nội trú, Tư thục bán trú. Hàng năm, có hàng ngàn học sinh từ khoảng 50 quốc gia khác nhau tham gia chương trình học bổng Giao lưu văn hóa visa J1 tại Mỹ nhận được những trải nghiệm sau:
  • Miễn phí ăn ở và học tập một năm học tại một trường trung học công lập tại Hoa Kỳ.
    Học sinh được chăm sóc, bảo trợ bởi một gia đình người bản xứ trong suốt năm học.
    Được quản lý và hỗ trợ bởi đội ngũ nhân viên của SMG cùng với các nhân viên tư vấn giáo dục tại trường trung học trong suốt quá trình học.
    Học sinh phải trở về Việt Nam sau khi kết thúc chương trình.

Điều kiện tham gia dự tuyển học bổng Giao lưu văn hóa Mỹ visa J1

  • Học sinh từ 15 – 18 tuổi (lớp 9 – 11).
  • Học lực xếp loại khá.
  • Điểm thi SLEP 50.
  • Có tinh thần tự lập cao và sức khỏe tốt

Học bổng cử nhân Mỹ

Du học Mỹ - Tư vấn, học bổng, chí phí, visa
Du học Mỹ – Tư vấn, học bổng, chí phí, visa

Đại học American tại Washington D.C. (thủ đô của Mỹ)

  • Trường cung cấp các suất học bổng hỗ trợ du học sinh trang trải toàn bộ học phí và chi phí ăn uống trong 4 năm học đại học. Bên cạnh đó, trường cung cấp các suất học bổng 1 phần, có vài suất có giá trị lên tới 10,000 USD cho sinh viên trong năm học đầu tiên.

Đại học Arkansas (ASU)

  • Cung cấp học bổng học tập và học bổng nghiên cứu học thuật dành cho sinh viên quốc tế.
    Nếu bạn đăng ký chương trình Cử nhân và đủ điều kiện nhận học bổng, bạn sẽ được trao học bổng học tập trong 1 năm trị giá 50% tiền học khi kì 1 bắt đầu, và phần còn lại sẽ được trao vào kỳ 2 sau khi bạn đạt được thành tích tốt trong kỳ đầu. Tương tự, các kỳ sau đó bạn sẽ nhận học bổng dựa trên thành tích học tập của các kỳ trước đó.
    Bạn cần phải có thành tích là hoàn thành chương trình toàn thời gian (tối thiểu 12 tín chỉ) với GPA đạt 3.5 hoặc hơn.
  • Bên cạnh đó, học bổng nghiên cứu học thuật dành cho bậc sau đại học được trao dựa trên thành tích học tập cũ (GPA đại học từ 3.5). Tiềm năng đánh giá bạn có được tiếp tục học tập tại ASU và nhận mức học bổng trị giá từ 2,000 – 4,000 USD sẽ dựa trên thành tích các bài kiểm tra quốc gia.
Du học Mỹ - Tư vấn, học bổng, chí phí, visa
Du học Mỹ – Tư vấn, học bổng, chí phí, visa

Đại học Brandeis

  • Chi trả nhu cầu tài chính được chứng minh đầy đủ cho mỗi người nhận học bổng quốc tế, bao gồm: 1 cặp vé khứ hồi mỗi năm bằng phương tiện máy bay.

Đại học Berea

  • Là trường quy nhất tại Mỹ cung cấp tài trợ 100% cho toàn bộ học sinh quốc tế ghi danh trong năm đầu tiên, trị giá hơn $25,000. Sau đó, sinh viên sẽ được kỳ vọng tiết kiệm $1,000 mỗi năm để trang trải cuộc sống. Trường cũng cung cấp các công việc mùa hè cho sinh viên quốc tế nhằm đạt được mục tiêu này.

Đại học Clark

  • Hồ sơ của các ứng viên khi nộp đơn vào học sẽ tự động được đại diện tuyển sinh cân nhắc cho rất nhiều loại học bổng (merit-based scholarship). Du học sinh có thể sẽ nhận được khoản học bổng trị giá $20,000 đến $25,000 mỗi năm.

Học bổng thạc sĩ Mỹ

Đại học Elmhurst

Hiện trường đại học Elmhurst đang dành tặng những suất học bổng 5,000 USD cho toàn khóa học MBA tại trường.

Du học Mỹ - Tư vấn, học bổng, chí phí, visa
Du học Mỹ – Tư vấn, học bổng, chí phí, visa

Điều kiện

  • Không yêu cầu GMAT
  • Bắt buộc phải có IELTS 6.5
  • Điểm GPA >7.0

Điều kiện xin học bổng du học Mỹ là gì?

Đối với hệ THPT

Để có thể đăng ký xin học bổng du học Mỹ, học sinh phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

  1. Điểm GPA >7.0
  2. IELTS >5.0 hoặc TOEFL 59.
  3. Bảng điểm của 2 năm học gần nhất.
  4. Thư giới thiệu từ giáo viên hoặc quản lý.
  5. Phỏng vấn qua Skype với trường.
Du học Mỹ - Tư vấn, học bổng, chí phí, visa
Du học Mỹ – Tư vấn, học bổng, chí phí, visa

Ngoài ra, học sinh THPT còn phải trải qua kì thi kiểm tra năng lực của trường trung học tại Mỹ như:

  • Kỳ thi SAT: Là kỳ thi “sát hạch” thông dụng của của các trường lớn tại Mỹ để tìm kiếm những ứng viên tài năng. Kỳ thi này yêu cầu các ứng viên thành thạo tiếng Anh và phải am hiểu về cả các kiến thức đã học tại trường lớp cùng vốn hiểu biết xã hội. SAT có 2 mức độ thấp và cao, tùy vào cấp học mà học sinh sẽ chọn loại cấp phù hợp với mình.
  • Kỳ thi HSPT: Tương tự như SAT chỉ nhưng được áp dụng tại các trường tư thục thuộc các tôn giáo dùng để tuyển sinh. HSPT có đề thi chung cả nước chứ không riêng mỗi trường như SSAT.

Đối với Cao đẳng, Đại học

  • Tiếng Anh: IELTS tối thiểu 7.0 hoặc 90 điểm TOEFL iBT.
  • Hoạt động ngoại khóa: Đối với các cơ sở đào tạo Mỹ, đây là yếu tố không thể thiếu khi xét hồ sơ của sinh viên nước ngoài.
  • Giải thưởng, chứng nhận: Đây là một điểm cộng lớn, học sinh trung học phổ thông hãy tranh thủ rinh về cho mình những giải thưởng hay những công trình khoa học liên quan trực tiếp đến ngành mình nộp hồ sơ.
  • Thư giới thiệu: Đây cũng là một phần rất quan trọng, thư giới thiệu từ những thầy cô giáo uy tín, nhận xét đánh giá về quá trình học tập và phấn đấu của bạn sẽ giúp hội đồng xét tuyển dễ đánh giá ứng viên hơn.

Đối với hệ Sau Đại học

  • Kế hoạch chuẩn bị hồ sơ năng lực bản thân.
  • Đạt điểm GPA tối thiểu 7.0.
  • Điểm IELTS tối thiểu 6.5 hay TOEFL iBT 79.
  • Vượt điểm chuẩn SAT/GRE/GMAT của các trường đề ra.
  • Phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc: Đối với các chương trình học bổng toàn phần, đồng thời bạn chỉ được áp dụng đúng ngành nghề mình đang công tác để xin học bổng.
  • Thư giới thiệu: nhờ những người có học vị và chức vụ cao thì lá thư giới thiệu của bạn mới có trọng lượng.
  • Ngoài ra, ứng viên cũng cần dành thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa và đầu tư thời gian công sức để có một bài essay thật tốt, đây sẽ là một điểm cộng rất lớn cho hồ sơ xin học bổng.

Quy trình xin học bổng du học Mỹ như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị nội lực bản thân

  • Điểm GPA tối thiểu 7.0
  • Chứngc chỉ tiếng Anh: IELTS tối thiểu 7.0 hoặc 90 điểm TOEFL iBT
  • Hoạt động ngoại khóa: Đối với các cơ sở đào tạo Mỹ, đây là yếu tố không thể thiếu khi xét hồ sơ của sinh viên nước ngoài
  • Giải thưởng, chứng nhận: Đây là một điểm cộng lớn, học sinh trung học phổ thông hãy tranh thủ rinh về cho mình những giải thưởng hay những công trình khoa học liên quan trực tiếp đến ngành mình nộp hồ sơ
  • Thư giới thiệu: Đây cũng là một phần rất quan trọng, thư giới thiệu từ những thầy cô giáo uy tín, nhận xét đánh giá về quá trình học tập và phấn đấu của bạn sẽ giúp hội đồng xét tuyển dễ đánh giá ứng viên hơn

Bước 2: Lựa chọn học bồng phù hợp từ gợi ý website

  • Scholarships.com: Là trang web mà việc tìm kiếm học bổng diễn ra mạnh mẽ nhất. Tổng giá trị học bổng trên trang web này, theo một báo cáo, lên đến $19 tỷ đô la. Elizabeth Hartley nhận định: “Dựa vào câu trả lời của bạn, trang web sẽ cho bạn thông tin về những học bổng phù hợp với bạn”.
  • Fastweb.com: Đồng sở hữu bởi chủ nhân trang web Monster.com. Giống như scholarship.com, trang web này sẽ giúp gợi ý những học bổng phù hợp dựa vào thông tin mà bạn cung cấp.
  • Chegg.com: Chegg là một trang web thông tin có chức năng tìm kiếm học bổng, cung cấp hơn 25.000 học bổng. Trang web cũng cung cấp dịch vụ gia sư trực tuyến để giúp sinh viên với các bài tiểu luận học bổng của họ.
  • The College Board: Trang web BigFuture toàn diện của College Board giúp học sinh tìm kiếm thông tin về các trường Đại học, Cao đẳng và cách trả học phí. Công cụ tìm kiếm học bổng cung cấp thông tin về hơn 6 tỷ đô la cho học bổng, hỗ trợ tài chính và thực tập.
  • Cappex.com: Cappex cho phép sinh viên tìm kiếm thông tin về trường và học bổng, với lượng dữ liệu hơn $11 tỷ đô la học bổng. Công cụ tính toán của trang web cũng cho phép sinh viên dự tính được khả năng nhận được học bổng dựa vào dữ liệu mà người dùng cung cấp.

Chi phí du học Mỹ là bao nhiêu tiền?

Học phí

Hệ đại học:

  • Trường tư: 15,000 USD đến 30,000 USD mỗi năm.
  • Trường công: 10,000 USD đến 20,000 USD/năm
  • Trường cao đẳng cộng đồng: 3,500 USD đến 12,000 USD/năm.

Sau đại học:

  • Học phí sau đại học cũng sẽ tùy thuộc vào trường, khoa, môn học và một số yếu tố khác. Một số chương trình chuyên nghiệp như MBA (Master of Business Administration-Thạc sĩ quản trị kinh doanh), JD (Juris Doctor-Tiến sĩ Luật) hoặc MD (Doctor of Medicine – Bác sĩ y khoa) thường học phí sẽ cao hơn so với chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ khác.

Thạc sĩ:

  • Trường công: khoảng 28,375 USD/năm
  • Trường tư: khoảng 38,665 USD/năm

Tiến sĩ:

  • Trường công: 32,966 USD
  • Trường tư: 46,029 USD

Chi phí nhà ở

Ký túc xá (dorm)

  • Khi thuê nhà ở trong ký túc, bạn sẽ được “bao trọn” các tiện ích, thậm chí còn có thể đã bao gồm cả tiền ăn. Chẳng hạn như Cornell University có mức phí là US$ 9,180 cho một năm học, với loại phòng đơn đã bao gồm tiện ích; trong khi đó sinh viên Pennsylvania State University lại chỉ phải đóng US$ 2,595/ học kì cho một phòng ở chung và US$ 3,060 cho một căn hộ hai phòng (dùng chung phòng tắm).

Ở trọ (homestay)

  • Giá thuê nhà ngoài phụ thuộc vào loại nhà và tiểu bang mà bạn sẽ sinh sống cũng như khoảng cách của ngôi nhà đó với trung tâm thành phố. Ví dụ, nếu bạn có thể phải trả US$1,800/ tháng cho một căn hộ studio ở New York, nhưng lại chỉ tốn chừng $1,040 ở ngay trung tâm thành phố Colorado.

Chi phí đi lại

Mỗi tiểu bang ở Mỹ lại có một hệ thống giao thông công cộng riêng, với mức phí khác nhau. Thường thì các khu học xá đều nằm cách xa trung tâm thành phố nên bạn sẽ phải dùng các phương tiện này mỗi ngày. Chi phí cho việc đi lại sẽ dao động khoảng từ 300USD – 700 USD cho 1 năm. Dưới đây là một vài so sánh nhỏ để các bạn hình dung về chi phí này:

  1. Tàu điện ngầm hay bus cho một chiều ở New York: US$ 2.50
  2. Thẻ tàu điện ngầm không giới hạn số chuyến (Unlimited Ride MetroCard) trong một tháng ở New York (đã giảm giá cho sinh viên): US$ 56
  3. Vé tàu, xe bus hay xe điện ở Utah: US$ 2.50
  4. Thẻ 30 ngày dành cho sinh viên ở Utah: US$ 62.75
  5. City Pass cho sinh viên, trong một học kì, ở Philadelphia: US$ 327.60

Chi phí khác

Ngoài những vấn đề chủ chốt không thể bỏ qua. Thì những khoản chi phí sau cũng khá là đáng kể

  • Chi phí Sách vở và dụng cụ học tập khoảng 900 USD – 1,200 USD cho 1 năm.
  • Cước phí điện thoại khoảng 600 USD cho 1 năm.
  • Đồng phục đi học khoảng từ 500 USD cho 1 năm.
  • Phí bảo hiểm y tế 350 USD-500 USD cho 1 người trong vòng 1 năm.
  • Chi tiêu cá nhân (Vui chơi, mua sắm, giặt ủi,…): 2,500 USD cho 1 năm

Nhìn chung chi phí cả về học phí và phí sinh hoạt 1 năm du học Mỹ dao động từ khoảng 15,300 USD – 50,000 USD (~ 336 triệu – 1,1 tỉ VNĐ).

Điều kiện du học Mỹ gồm những gì?

Điều kiện về học tập

Đối với hệ cao đẳng – đại học, sinh viên quốc tế thường lựa chọn một trong những bài test năng lực quốc tế sau để đáp ứng yêu cầu đầu vào của nhà trường bên Mỹ:

  1. GRE: Graduate Record Examination General Test (Bài Thi GRE Chung) điểm thi GRE là yêu cầu của các chương trình cao học không phải kinh doanh. Bài thi này bao gồm 3 phần: Toán, đọc hiểu và phân tích logic. Điểm thi này đặc biệt quan trọng nếu như bạn có kế hoạch xin học bổng.
  2. GRE: Graduate Record Examination Subject Test (Bài Thi GRE Theo Chuyên Ngành) Chỉ có một vài chương trình cao học yêu cầu sinh viên phải thi bài thi này và thường chỉ trong chuyên ngành chính của sinh viên. Bài thi có cho 16 ngành khác nhau.
  3. SAT I: Reasoning test (Bài Thi Chung) Nhiều trường đại học ở Mỹ yêu cầu điểm thi này đối với cả sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế. Bài thi này gồm phần thi toán và đọc hiểu.
  4. SAT II: Subject Test (Bài Thi Theo Môn) Sinh viên có thể chọn 1, 2 hoặc 3 môn trong 20 môn khác nhau. Chỉ một số ít trường đại học yêu cầu sinh viên nước ngoài phải thi bài này.
  5. TOEFL (Test English As a Foreign Language): bài kiểm tra tiếng Anh bắt buộc dành cho những sinh viên mà ngôn ngữ thứ nhất không phải là tiếng Anh, áp dụng cho cả sinh viên đại học và cao học. Chương trình kiểm tra áp dụng cho tất cả các kỹ năng: nghe, ngữ pháp, đọc hiểu, viết và từ vựng.
  6. GMAT: Graduate Management Admission Test. Hầu hết các chương trình đào tạo thạc sỹ hay tiến sỹ ngành kinh tế đều yêu cầu điểm thi bài này đối với cả sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế. Bài thi này kiểm tra kỹ năng đọc hiểu, toán và phân tích, suy luận. Vì ở bậc Đại Học sẽ có những yêu cầu cao hơn đối với sinh viên cả về ngoại ngữ lẫn tư duy vì họ muốn đảm bảo rằng bạn có thể tiếp thu những kiến thức trên giảng đường.

Điều kiện khác

  • Tuổi từ 12 tuổi trở lên
  • Học lực, học bạ từ Trung bình khá trở lên
  • Có quá trình học tập hoặc làm việc liên tục
  • Có tài khoản ngân hàng
  • Có tài chính để trả học phí, và chi phí sinh hoạt.

Thủ tục xin visa du học Mỹ gồm những gì?

Bước 1: Lựa chọn ngành nghề mà bạn yêu thích và quyết tâm theo đuổi

  • Tìm hiểu về ngành nghề đó tại Mỹ trên các khía cạnh như: khung chương trình, triển vọng nghề nghiệp, mức lương trung bình, các trường đào tạo, …
  • Tìm hiểu về các trường có đào tạo ngành nghề nói trên và lựa chọn 1 trường phù hợp với nguyện vọng và khả năng của bạn và gia đình nhất!

Bước 2: Xin I-20 từ trường học tại Mỹ

  • Khi các bạn đã quyết định học ngành gì, ở đâu, công ty du học sẽ giúp các bạn hoàn thành các mẫu đơn để nộp vào trường các em chọn để xin I20 từ trường. Tại bước này, tuỳ vào trường các em chọn, các em sẽ được yêu cầu nộp một số loại giấy tờ cần thiết bao gồm học bạ, bằng cấp và các chứng chỉ liên quan đến tiếng Anh…
  • Mẫu đơn I-20 là mẫu đơn chính thức của Chính phủ Hoa Kỳ do các trường đã được chứng nhận cấp. Học sinh không định cư tương lai phải có mẫu đơn này để xin thị thực F-1 hoặc M-1. Mẫu đơn I-20 có tác dụng như bằng chứng chấp thuận và có chứa thông tin cần thiết để thanh toán lệ phí SEVIS I-901, xin thị thực hoặc thay đổi tình trạng thị thực và để được nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Bước 3: Nhận I-20 từ trường học tại Mỹ

  • Khi trường các bạn xin I20 chấp nhận các bạn là sinh viên của trường, thì các bạn sẽ nhận “Giấy xác Nhận Sinh Viên I-20”. Chỉ cần có giấy xác nhận I-20 là đã đủ yêu cầu xin visa đối với sinh viên thuộc diện F-1 hay M-1.

Thị thực F-1

  • Đây là loại Thị thực học sinh phổ biến nhất. Nếu bạn muốn tham gia học tập tại Hoa Kỳ tại một trường đã được chấp thuận, như trường cao đẳng hoặc đại học được công nhận tại Hoa Kỳ, trường trung học tư thục hoặc chương trình ngôn ngữ tiếng Anh đã được chấp thuận thì bạn cần có Thị thực F-1. Bạn cũng sẽ cần Thị thực F-1 nếu khóa học của bạn có thời lượng trên 18 giờ mỗi tuần.

Thị thực M-1

  • Nếu bạn dự định tham gia học nghề hoặc đào tạo thực hành tại một học viện của Hoa Kỳ thì bạn cần thị thực M-1.

Bước 4: Nộp lệ phí SEVIS trực tuyển.

  • SEVIS là Hệ Thống Lưu Giữ Thông Tin Sinh Viên Chương Trình Tham Quan Học Tập Vào Trao Đổi Sinh Viên. các SEVIS I-901 phí đều bắt buộc đối với cả du học sinh diện F và M (xem thêm các loại Visa du học Mỹ) cũng như trao đổi du học sinh.

Bước 5: Đóng tiền lệ phí Visa

  • Bước tiếp theo của các bạn là trả các lệ phí khi nộp đơn xin Visa. Lệ phí này phải được thanh toán tại tất cả chi nhánh bưu điện Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi đóng phí, các bạn cần đăng ký trên trang nộp đơn và chọn tùy chọn “đặt lịch hẹn” để truy cập vào chi tiết phương thức thanh toán.

Bước 6: Hoàn thành mẫu đơn DS-160

  • Mẫu đơn xin Visa gọi tắt là DS-160 được điền trực tuyến. Sau khi hoàn thành đơn này, bạn sẽ nhận được 1 mã số ID và mật khẩu để truy cập vào website xác nhận mẫu đơn DS-160 của bạn.

Bước 7: Đặt lịch phỏng vấn xin Visa.

Bước tiếp theo là đặt một cuộc hẹn phỏng vấn xin Visa tại đại sứ quán Mỹ qua website. Bạn cần các thông tin sau để lên lịch hẹn:

  • Số hộ chiếu
  • Số biên nhận từ giấy biên nhận Phí xin Thị thực.
  • Số mã vạch gồm mười (10) chữ số từ trang xác nhận của DS-160 của bạn
    Khi cuộc hẹn của các bạn đã được xếp để phỏng vấn, các em có thể sẽ nhận được thư mời phỏng vấn. Hãy in thư mời này ra để mang đến buổi phỏng vấn.

Bước 8: Phỏng vấn với viên chức xét visa.

  • Vào ngày phỏng vấn, các bạn cần phải thực hiện, hoàn thiện xong hết các bước, giấy tờ để xin Visa đến với buổi phỏng vấn. Việc đó là vô cùng quan trọng để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn được suôn sẻ. Hãy đảm bảo là hồ sơ của bạn rõ ràng, trình bày đầy đủ mục đích, lý do của mình khi chọn Mỹ, trả lời trung thực và đặc biệt hãy là chính mình.
  • Bạn phải mang theo bản in thư hẹn, trang xác nhận DS-160, một ảnh chụp trong vòng sáu tháng gần đây, hộ chiếu hiện tại và tất cả hộ chiếu cũ của bạn và biên nhận thanh toán phí xin Thị thực gốc. Những đơn xin không có đầy đủ các giấy tờ này sẽ không được chấp

Bước 9: Kết quả Visa

  • Một điểm đặc biệt trong phỏng vấn visa Mỹ đó là bạn sẽ nhận được kết quả ngay sau khi phỏng vấn. Trong trường hợp bạn bì từ chối visa thì hộ chiếu của các bạn sẽ được các viên chức trao trả lại. Đối với trường hợp được cấp Visa thì hộ chiếu sẽ được giữ lại tại văn phòng đại sứ quán và được hoàn trả lại 1 tuần sau đó.

Một bộ hồ sơ du học Mỹ đầy đủ gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ du học Mỹ sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Hồ sơ đăng kí nhập học: Hộ chiếu, bằng tốt nghiệp, bảng điểm bậc học gần nhất, bằng IELTS hoặc các giấy chứng nhận tiếng Anh khác nếu có.
  • Hồ sơ để xin Visa du học: Hồ sơ cá nhân, cũng như hồ sơ về quá trình học tập, hồ sơ chứng minh tài chính. Trong đó:
  • Hồ sơ cá nhân: Ảnh có kích cỡ 5×5 chuẩn quốc tế, bản gốc hộ chiếu, 1 bản photo giấy khai sinh, 1 bản photo CMND, 1 bản photo hộ khẩu của gia đình học sinh (nguyên cuốn).
  • Hồ sơ học tập: Bản gốc + 1 bản photo Bảng Điểm, Bằng tốt nghiệp THPT; bản gốc + 1 bản photo Bảng Điểm + Bằng tốt nghiệp Cao đẳng / Đại học; bản gốc các loại bằng cấp tiếng Anh đạt được; bản gốc + 1 bản photo giấy khen & các giấy chứng nhận khác nếu có.

Hồ sơ chứng minh tài chính thường bao gồm các phần:

  • Có bằng chứng về số tiền bạn chuẩn bị để đi du học Mỹ bằng cách: chứng minh số tiền kiết kiệm đủ để trang trải cho năm học đầu tiên, đồng thời chứng minh nguồn thu nhập đủ để trang trải cho những năm học tiếp theo tại Mỹ.
  • Chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết cho việc chứng minh tài chính của bạn cũng như của người bảo trợ như sau:
  • Tiết kiệm trong ngân hàng
  • Giấy phép kinh doanh
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân
  • Hợp đồng góp vốn
  • Phiếu chi lãi tuất
  • Giấy chứng nhận góp vốn
  • Bảng lương hoặc hợp đồng lao động hoặc sổ bảo hiểm
  • Giấy tờ nhà đất, sở hữu bất động sản…

Kinh nghiệm phỏng vấn visa du học là gì?

Thứ 1: Trang Phục

  • Hãy xem cuộc phỏng vấn là một sự kiện chính thức, trang phục cần lịch sự và thích hợp. Ấn tượng đầu tiên có thể là rất quan trọng, vì sẽ có ít thời gian để phỏng vấn, Lãnh sự quán sẽ chỉ có một vài phút để tiến hành các cuộc phỏng vấn và đưa ra quyết định.

Thứ 2: Chuẩn bị đầu đủ hồ sơ học tập và tài chánh

  • Ứng viên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, mẫu đơn, bảng điểm, ảnh thẻ theo đúng tiêu chuẩn xin visa theo quy định. Chỉ trong buổi sáng, đại sứ quán phải tiếp hàng trăm hồ sơ xin visa, nên áp lực làm việc rất cao, vì vậy bạn nên xếp giấy tờ theo thứ tự quy định, việc này tuy đơn giản nhưng cũng được đánh giá khá cao.
  • Bạn cần chú ý tập phỏng vấn kỹ lưỡng, hình dung ra cách người ta hỏi bạn như thế nào, và bạn trả lời thế nào sao cho thuyết phục nhất, chứng minh được bạn không có ý định nào khác ngoài mục đích đi học thực sự và sau khi tốt nghiệp sẽ quay về Việt Nam.

Thứ 3. Chuẩn bị tốt kiến thức về ngành học và có kế hoạch rõ ràng

  • Các bạn nên tìm hiểu thật kĩ về đặc điểm khí hậu, văn hóa, môi trường sống,…tại Mỹ cũng như những thông tin cụ thể về trường và khóa học mình đã đăng ký. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên đọc kĩ thư mời học (I20) của mình để nắm rõ quá trình học, học phí, yêu cầu của trường,… Đây sẽ là những thông tin mà Đại Sứ Quán hay hỏi, bởi để học tập và sinh hoạt tốt tại nước ngoài, các bạn không thể không nắm rõ những thông tin này.
  • Một kế hoạch tương lai rõ ràng – Các bạn học sinh nên đặt ra cho mình một mục tiêu hướng tới trong suốt quá trình học cũng như cho sự nghiệp sau này. Thực tế, đối với các bạn học sinh mới tốt nghiệp THPT, việc hoạch định tương lai là một vấn đề khá khó khăn. Tuy nhiên, kế hoạch học tập và sự nghiệp tương lai lại là một điểm được Đại Sứ Quán hết sức quan tâm và nếu bạn có thể trả lời một cách rõ ràng, tỉ lệ đạt visa của bạn sẽ tăng lên khá nhiều.

Thứ 4: Khi trả lời phỏng vấn du học Mỹ Tự tin và thành thật.

  • Trả lời phỏng vấn tự tin, nói dõng dạc và nhìn vào mắt người đối diện; gương mặt nên thể hiện sự vui vẻ, gần gũi, không căng thẳng quá, tự nhiên không gượng gạo theo kịch bản và có khả năng ứng biến nhanh nhạy – Những yếu tố này hoàn toàn phụ thuộc vào kĩ năng mềm và kĩ năng giao tiếp mà bạn có. Nếu hồ sơ bạn chính xác, chân thành, đúng sự thật thì khả năng đậu visa rất cao

Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn du học Mỹ sẽ thường bao gồm các câu hỏi liên quan đến:

  • Câu hỏi về Thông Tin Cá Nhân, Thông Tin Gia Đình
  • Kết quả học tập ở Việt Nam
  • Kế hoạch học tập tại Mỹ
  • Câu hỏi về chứng minh tài chính
  • Câu hỏi về ý định có quay về Việt Nam

Mỹ hiện đang sở hữu hệ thống giáo dục được công nhận về chất lượng cũng như sự linh hoạt giữa các tỉnh bang. Kiến thức học được từ trường và sự trưởng thành thông qua quá trình sinh sống và học tập tại Mỹ sẽ giúp các bạn du học sinh được công nhận và đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng.

Kinh nghiệm xin visa du lịch Mỹ là gì?

Những điều cần lưu ý khi xin visa du lịch Mỹ là gì?

  • Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chu đáo, sắp xếp đúng thứ tự theo yêu cầu của cơ quan xét duyệt. Bạn nên để các loại hồ sơ dễ dàng tìm kiếm được, để khi họ cần loại nào thì bạn có thể nhanh chóng lấy ra tránh mất thời gian các bên.
  • Về phần bản thân, bạn cần nhớ rằng phong cách, thái độ và cách ăn mặc cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của việc xin cấp visa. Hãy chỉn chu, lịch sự và thoải mái để bắt đầu cuộc phỏng vấn, điều đó sẽ ghi điểm trong mắt các nhân viên xét duyệt.
  • Trong quá trình trả lời các câu hỏi, theo kinh nghiệm phỏng vấn xin visa Mỹ, họ rất coi trọng sự thẳng thắn và trung thực của bạn. Họ cũng dễ dàng kiểm chứng thông tin của bạn nên đừng nghĩ đến việc nói dối hay lòng vòng không trung thực. Mỗi đương đơn chỉ có vài phút để tham gia trả lời nên cần trả lời nhanh gọn, dứt khoát, rõ ràng.
  • Nếu họ trả lại hộ chiếu của bạn sau buổi phỏng vấn, nghĩa là bạn bị từ chối và ngược lại.
  • Nếu bị từ chối bạn cũng không nên hỏi lại mà nên về để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn tốt hơn ở lần sau.
  • Nếu như bạn bị trượt visa Mỹ, bạn sẽ phải đợi ít nhất 6 tháng sau mới có thể nộp đơn lại để xin visa Mỹ

Các bước xin visa mỹ du lịch

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ để làm hồ sơ xin visa Mỹ

  • Để có một bộ hồ sơ xin visa Mỹ hoàn chỉnh và đúng theo chuẩn của Cơ quan lãnh sự, bạn hãy tải ngay bộ hồ sơ chi tiết ngay bên dưới.

Bước 2: Điền mẫu đơn điện tử DS – 160

Bạn truy cập vào đường link http://www.ustraveldocs.com/vn/vn-steps.asp để điền tờ khai.

Bước 3: Thanh toán lệ phí xét duyệt visa Mỹ

  • Bạn vào link sau:
    https://cgifederal.secure.force.com/?language=Vietnamese&country=Vietnam
    để tạo tài khoản, đăng nhập, chọn mục “đặt lịch hẹn” và xem chi tiết phương thức thanh toán. Lưu ý nhớ username và password của tài khoản này để tiếp tục đăng nhập khi sau này bạn muốn xin visa khác hoặc gia hạn visa Mỹ.
  • Sau đó, bạn in phiếu nộp tiền rồi mang đến các địa điểm của Bưu điện Việt Nam để thanh toán phí rồi nhận giấy biên nhận và tiếp tục thực hiện bước 4.

Bước 4: Đặt lịch hẹn visa Mỹ

  • Nếu như khi làm visa của các nước khác, bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ rồi mang trực tiếp đến Đại sứ quán nộp thì để xin visa du lịch Mỹ, việc đầu tiên bạn cần làm sau khi đóng lệ phí xin visa lại là đặt lịch hẹn trước với Đại sứ quán bằng cách truy cập lại vào http://www.ustraveldocs.com

Bước 5: Nộp hồ sơ & phỏng vấn visa Mỹ

Bạn mang theo giấy tờ hồ sơ & đến phỏng vấn theo lịch hẹn tại 1 trong 2 địa chỉ sau:

Tại Tp. Hồ Chí Minh:

    • Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ
    • Địa chỉ: 4 Lê Duẩn, Quận 1, Tp.HCM
    • Điện thoại: (08) 3520 4200
    • Email: [email protected]

Tại Hà Nội:

  • Phòng lãnh sự, Đại sứ quán Hoa Kỳ
  • Bộ phận visa không định cư
  • Địa chỉ: Số 170 Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội