Tự tin khi phỏng vấn với lãnh sự quán là một điểm cộng tuyệt vời làm đẹp cho hồ sơ visa của bạn. Nhưng để có được sự tự tin đó, thì bạn cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Viet Global liệt kê vài gạch đầu dòng dưới đây để vượt qua bài phỏng vấn một cách dễ dàng nhé!

Nội dung chính

  • 1. Chuẩn bị tâm lý thoải mái và trang phục chỉnh tề
  • 2. Chuẩn bị kỹ năng về tiếng Anh trước khi phỏng vấn Mỹ
  • 3. Chuẩn bị và luyện tập trả lời các câu hỏi trước khi phỏng vấn Mỹ
  • 4. Giữ tâm thế bình tĩnh
  • 5. Đừng ngại vẻ lạnh lùng của nhân viên Đại sứ quán
  • 6. Luôn trung thực
  • 7. Rõ ràng, minh bạch trong việc chứng minh tài chính
  • 8. Chứng minh được bạn sẽ quay về Việt Nam sau khi học xong
  • Tóm lại

1. Chun b tâm lý thoi mái và trang phc chnh t

Bạn cần phải xác định rõ đối tượng chịu trách nhiệm phỏng vấn của mình là các viên chức Mỹ. Với các câu hỏi liên quan đến tài chính, học tập, dự định tương lai,…có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh trong khoảng thời gian 3, 5 – 10 phút. Chắc chắn họ sẽ không quá nghiêm khắc hay làm khó bạn để bạn chuyển sang nước khác. Vì vậy, cách trả lời phỏng vấn du học Mỹ tốt nhất là phải có sự chuẩn bị tâm lý và tư tưởng thoải mái để trả lời một cách tự tin.

2. Chun b k năng v tiếng Anh trước khi phng vn M

Các viên chức visa làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Mỹ thì họ hoàn toàn có thể đọc viết Tiếng Việt rành rọt. Tuy nhiên, họ được sự hỗ trợ của các nhân viên người Việt Nam làm thông dịch viên. Vì vậy, khi người Việt Nam xin visa thuộc diện không có yêu cầu về năng lực ngoại ngữ có thể nói tiếng Việt. Những diện đó bao gồm: visa du lịch, visa đoàn tụ gia đình, visa ngắn hạn…

Riêng đối với đương đơn là du học sinh, người xin visa định cư diện có tay nghề thì cần nói tiếng Anh tại buổi phỏng vấn. Vì đó là những trường hợp có yêu cầu về năng lực ngoại ngữ.

Khi phỏng vấn visa du học Mỹ, các bạn nên trả lời bằng tiếng Anh, hạn chế nói bằng Tiếng Việt. Khi bạn nghe không được hãy nói “Pardon me!”, “Please repeat for me!” thì nhân viên sẽ lập lại câu hỏi giúp bạn. Và nếu bạn vẫn không hiểu thì hãy nhìn người phiên dịch. Họ sẽ dịch lại cho bạn nhưng nhất thiết bạn phải trả lời bằng Tiếng Anh. Trừ khi nào khó nói bằng tiếng Anh, hoặc nói bằng Tiếng Anh không đủ để giải thích hết ý của bạn thì hãy xin họ nói bằng tiếng Việt: “Sorry. Could I speak Vietnamese to answer this question/ this problem”.

Tóm lại, bạn nên lựa chọn giải pháp khôn ngoan trong quá trình phỏng vấn. Nếu bạn không thể trả lời bằng Tiếng Anh, hãy đề nghị được nói bằng tiếng Việt, hoặc dùng phiên dịch viên, để có thể trình bày rõ ràng, chính xác nhất.

3. Chun b và luyn tp tr li các câu hi trước khi phng vn M

Trước tiên, bạn cần tâm niệm rằng nhân viên Đại Sứ Quán chỉ cấp visa cho bạn khi thấy bạn trung thực. Họ muốn biết rõ về bản thân bạn, mục tiêu của bạn và những dự định của bạn trong thời gian ở Mỹ.

Từ đâu bạn có số tiền để thanh toán chi phí học tập của mình? Bạn không cần đưa ra con số cụ thể trong tài khoản ngân hàng của mình. Chỉ cần cho họ thấy bạn đang có trong tay tiền để chi trả cho năm thứ nhất và kế hoạch tài chính cho những năm tiếp theo. Đừng vội đưa ra giấy xác nhận của ngân hàng trừ khi được yêu cầu.

Bạn có ý định trở về Việt Nam sau khi học xong không? Hãy trả lời “Yes, I would” là đủ. Trả lời ngắn gọn, tự tin là đủ. Nên nhớ nhân viên lãnh sự quán có đủ kinh nghiệm và khả năng để đọc được bạn trong phút chốc.

Hãy lắng nghe các câu hỏi cẩn thận và suy nghĩ trước khi trả lời. Nếu như bạn điềm tĩnh, bạn sẽ hiểu chính xác nội dung câu hỏi và có được câu trả lời phù hợp. Nếu không bạn sẽ đưa ra những câu trả lời sáo rỗng và không phù hợp với nội dung câu hỏi bạn nhận được.

Đến với Viet Global, các bạn sẽ được hướng dẫn và luyện phỏng vấn cùng các chuyên gia đầy kinh nghiệm. Sự tự tin vào chính bản thân mình là việc các bạn nên ưu tiên hàng đầu. Vì thế, các bạn không nên quá lo lắng vì chúng tôi luôn đồng hành cùng tương lai du học của các bạn.

4. Gi tâm thế bình tĩnh

Hãy giữ bình tĩnh! Làm sao một người có thể đưa ra câu trả lời chuẩn xác khi mang tâm lí sợ hãi hay lo lắng? Hãy loại bỏ nỗi sợ hãi hay lo lắng đi. Điều đó không có nghĩa bạn xem thường tầm quan trọng của buổi phỏng vấn. Tâm lí ngạo mạn, bất cần chỉ làm nhân viên lãnh sự quán có ác cảm và tìm lí do từ chối cấp visa cho bạn. Bạn đã được trường đại học chấp nhận, bạn thực sự muốn đi học, bạn có đủ tài chính? Chẳng có lí do gì người ta lại từ chối bạn trừ khi bạn tự làm mọi thứ trở nên lộn xộn vì trả lời lắp bắp, dài dòng.

5. Đng ngi v lnh lùng ca nhân viên Đi s quán

Đừng tỏ vẻ lo lắng dù bạn có phỏng vấn ở Đại Sứ Quán hay Tổng Lãnh Sự vì nơi bạn phỏng vấn không quan trọng. Quan trọng nhất là bạn trả lời các câu hỏi như thế nào. Các nhân viên lãnh sự quán có thể đã từ chối cấp visa cho vài người trước bạn nhưng đừng để điều đó làm bạn sợ hãi. Hãy tự hỏi bản thân rằng “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?” Họ sẽ từ chối bạn là cùng. Trong khi bạn có thể nộp hồ sơ xin phỏng vấn lại.

Đừng bị ám ảnh bởi việc bạn đã bị từ chối khi phỏng vấn xin visa du học Mỹ. Bạn còn có nhiều cơ hội ở các quốc gia khác. Một khi việc bị từ chối visa không còn ám ảnh bạn, chẳng có gì khiến bạn phải lo lắng nữa. Bạn từ đó sẽ bình tĩnh và tự tin trước khi bước vào cuộc phỏng vấn. May mắn là yếu tố không thể loại trừ, nhưng nó chỉ là một trong số 100 yếu tố còn lại. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát 99% các yếu tố còn lại, vì vậy đừng làm hỏng chuyện chỉ vì tâm lí không tốt trước khi phỏng vấn.

phong van

6. Luôn trung thc

Không phải nói nhanh là thể hiện mình có trình độ tiếng Anh tốt đâu nhé! Thà rằng, các bạn cứ nói ở mức độ vừa phải với âm lượng to rõ ràng, rành mạch thì sẽ vẫn gây ấn tượng hơn đó. Nếu không rõ câu hỏi bạn nên hỏi lại đừng rơi vào trường hợp nghe câu hỏi mập mờ mà trả lời sai ý nhé. Hãy nhớ rằng người Mỹ là bậc thầy về kiểm chứng và xác nhận thông tin. Đừng mong qua mặt họ, dù chỉ một chút. Đôi khi chỉ cần một lời nói dối sẽ đóng vĩnh viễn cánh cửa vào Mỹ của bạn.

Những câu hỏi của họ thường rất đơn giản và dễ hiểu, không đánh đố. Vì vậy, vấn đề thường ít nằm ở câu trả lời mà là cách trả lời.

7. Rõ ràng, minh bch trong vic chng minh tài chính

Việc cung cấp thông tin tài chính đầy đủ, minh bạch và có nguồn gốc rõ ràng cũng là một cách trả lời phỏng vấn du học Mỹ được đánh giá cao. Do đó, để các bạn tự tin hơn trong khi phỏng vấn Mỹ là nên chuẩn bị hồ sơ một cách rõ ràng và chính xác. Việc chứng minh tài chính được thể hiện qua sổ tiết kiệm và thu nhập bình quân/tháng hoặc năm. Đồng thời, phải có đủ khả năng để trả tiền học phí, chi phí khác cho bạn khi du học Mỹ và nuôi được những người còn lại trong gia đình tại quê hương.

Người bảo trợ tài chính thường là các tổ chức, cơ quan bạn đang làm việc hoặc những người thân trong gia đình. Những người này phải đưa ra giấy xác nhận việc làm, thu nhập của họ, quá trình tích lũy, nguồn tài chính từ đâu ra, đã lâu năm chưa,…Vì vậy, tình trạng tài chính của gia đình được xem là yếu tố đầu tiên để xét duyệt và giúp cho buổi phỏng vấn thành công bước đầu.

8. Chng minh được bn s quay v Vit Nam sau khi hc xong

Luật thị thực của Mỹ quy định rằng các Viên chức Lãnh sự được quyền xem tất cả các ứng viên xin thị thực không di dân là những người có ý định nhập cư. Cho tới khi bạn có thể thuyết phục được với Viên chức Lãnh sự rằng bạn không có ý định đó. Việc chứng minh sẽ quay lại VN này có liên quan đến những dự định của bạn trong tương lai sau khi học xong. Viên chức lãnh sự sẽ căn cứ vào tờ khai, các giấy tờ có liên quan, và kế hoạch của bạn sau khi tốt nghiệp để xét điều này.

Đối với du học sinh, viên chức lãnh sự quán Mỹ cần phải nhìn thấy rằng việc bạn xin Visa du học Mỹ không phải là vì lý do tự phát hay bởi vì một lý do nào khác. Mà vì các bạn muốn thực sự được đến Mỹ học tập. Và quyết định xin đến Mỹ học này là do các bạn đã có tìm hiểu kỹ về nơi các bạn dự định đến, chương trình học mà các bạn đã ghi danh theo học…

Tóm lại

Bạn cần chứng tỏ rằng bạn đã có định hướng và tự tin, có đủ năng lực để tiếp thu chương trình học, có kế hoạch học tập rõ ràng. Chứng minh bằng khả năng Anh ngữ của bạn trong lúc tiếp xúc với viên chức LSQ tại buổi phỏng vấn. Bằng điểm TOEFL nếu có, bằng các Chứng chỉ học Anh văn tại Việt Nam, bằng các chứng từ về kết quả học tập của bạn tại Việt Nam…Đồng thời gia đình bạn có đủ khả năng về tài chính để lo cho việc học của bạn trong suốt thời gian bạn theo học tại Mỹ.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chứng minh cho viên chức lãnh sự quán thấy rằng bạn hiện có những ràng buộc tại VN khiến cho bạn không thể có lý do nào khác để phải ở lại Mỹ. Ví du như: quan hệ gia đình (không thể bỏ cha, mẹ, gia đình tại VN). Sau khi học xong sẽ có một tương lai tốt hơn tại VN nếu so với phải ở lại Mỹ. Chẳng hạn, khi học xong, bạn sẽ về VN để tiếp quản cơ ngơi của gia đình, hoặc bạn sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn đang chờ đón tại Việt Nam.