Trong kết quả công bố của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) các nước tham gia PISA 2023 ngày 6/12/2023 vừa qua, Singapore đứng đầu danh sách trong khi Việt Nam cũng có kết quả khá tốt: thứ 8 trong tổng số 72 quốc gia tham gia khảo sát. Cụ thể như sau:

Kết quả của Singapore và Việt Nam so với điểm trung bình của OECD – PISA 2022:

 

Lĩnh vực Khoa học

Lĩnh vực Đọc hiểu

Lĩnh vực Toán học

 

Điểm trung bình PISA 2022

Sự thay đổi so với chu kỳ trước

Điểm trung bình PISA 2022

Sự thay đổi so với chu kỳ trước

Điểm trung bình PISA 2022

Sự thay đổi so với chu kỳ trước

Điểm trung bình của OECD

493

-1

493

-1

490

-1

#1.Singapore

556

+7

535

+5

564

+1

#8.Việt Nam

525

-4

487

-21

495

-17

PISA là tên gọi tắt của chương trình đánh giá học sinh quốc tế do OECD khởi xướng và chỉ đạo. Đây là chương trình đánh giá học sinh có quy mô lớn nhất trên thế giới hiện nay. Đối tượng đánh giá là học sinh ở độ tuổi 15 – độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. PISA tập trung đánh giá năng lực của học sinh ở 3 lĩnh vực chính là Đọc hiểu, Toán học và Khoa học. Tham gia PISA là bước tích cực trong việc hội nhập quốc tế về giáo dục của nước thành viên. Góp phần đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trên lớp học và đánh giá trên diện rộng theo hướng đánh giá năng lực học sinh, phát triển tư duy độc lập và sáng tạo của học sinh cũng như khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn.

Trẻ em là tương lai của đất nước và giáo dục là nền tảng của tương lai

Kết quả PISA phần nào phản ánh chân thực và sống động về chất lượng giáo dục của 2 quốc gia cho thấy những bước tiến tích cực trong nền giáo dục nước nhà cũng như khẳng định sự xuất sắc trong nền giáo dục của đảo quốc sư tử. Nói là một phần bởi vì trong cùng bảng xếp hạng, vị trí của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều những cường quốc giáo dục trên thế giới như Anh (#15), Mỹ (#25)… nhưng điều đó tất nhiên không đồng nghĩa với việc giáo dục của nước ta đã vượt qua những nước này. Thực tế là học sinh Việt Nam sẽ tỏ ra xuất sắc trong những kỳ thi có sự chuẩn bị, được ôn luyện kỹ lưỡng. Còn khi bước vào môi trường thực tiễn, học sinh sinh viên của chúng ta sẽ trở nên bị động và lúng túng, không đáp ứng và giải quyết được những tình huống nảy sinh bất ngờ. Điều này có nguyên nhân không nhỏ từ hệ thống giáo dục và cũng chính là điểm khác biệt so với nền giáo dục Singapore. Dưới đây là những điểm khác biệt chủ yếu.

Tư duy và phương pháp

Tư duy logic, chủ động và sáng tạo là những gì học sinh Singapore được học từ nhỏ và điều đó được tiếp tục cho đến những cấp học cao hơn. Khác với giáo dục Việt Nam đặt nặng việc thầy đọc – trò chép, tư duy theo khuôn mẫu và hạn chế sự sáng tạo, học sinh Singapore được khuyến khích phát triển tối đa năng lực bản thân với việc trở thành trung tâm của lớp học. Nền tảng giáo dục ban đầu có ảnh hưởng không nhỏ nếu không muốn nói là mang tính quyết định đến toàn bộ tư duy của học sinh đó sau này. Với việc khuyến khích sự sáng tạo và phát huy tối đa năng lực bản thân của học sinh ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, Singapore đã tạo nên những bộ óc lớn, đã và đang góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của quốc đảo nhỏ bé này.

Thực hành là phương diện mà nền giáo dục Singapore mạnh và Việt Nam còn yếu

Singapore mới kỷ niệm 50 năm thành lập gần đây và sự phát triển của đất nước này thực sự được tính từ cột mốc tách khỏi liên bang Malaysia cùng thời điểm đó. Hơn nửa thế kỷ này là bước chuyển mình tích cực và mạnh mẽ của quốc đảo sư tử trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục. Là một đất nước châu Á, từng bị chiếm đóng bởi một số cường quốc phương Tây, Singapore biết tận dụng những ảnh hưởng tích cực từ đất nước từng chiếm đóng mình sau thời gian giành độc lập. Hệ thống giáo dục Singapore ảnh hưởng khá nhiều từ nền giáo dục Anh. Đây là một trong những chiến lược của ban lãnh đạo đất nước cũng như các nhà giáo dục nước này. Phương sách “đứng trên vai người khổng lồ” đã giúp Singapore tiết kiệm được vô số thời gian và tiền bạc trong việc tạo dựng cho mình một hệ thống giáo dục khoa học và chuẩn mực. Thay vì tạo ra và liên tục thay đổi hệ thống giáo dục, sách giáo khoa và phương pháp đào tạo, người Singapore sử dụng những gì đã được kiểm chứng và công nhận đồng thời điều chỉnh cho phù hợp với đất nước mình và có những bước cải tiến mới. Ngày nay, với việc có một số ít trường công lập nhận được sự quan tâm và ưu đãi lớn từ chính phủ, Singapore còn có 1 hệ thống trường tư thục chất lượng với sự liên kết đào tạo cùng các trường đại học uy tín trên thế giới. Không những thế, Singapore còn là nơi nhiều trường đại học danh tiếng thế giới chọn đặt khu học xá quốc tế ngoài khu học xá chính đặt tại nước sở tại. Đây là cơ hội để sinh viên quốc tế có cơ hội được theo học chương trình đào tạo danh tiếng quốc tế trong khi được trải nghiệm cuộc sống tại một trong những đất nước trẻ và năng động nhất châu Á.

>> Các trường tại Singapore.

Trái lại, nền giáo dục Việt Nam liên tục có những cuộc cải cách lớn, nhỏ với những thay đổi như tách rời kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và kỳ thi tuyển sinh đại học hay gộp 2 kỳ thi làm 1, thi tuyển sinh và thi tốt nghiệp các cấp học dưới hoặc bỏ các kỳ thi này…. Đặc biệt là việc liên tục thay sách giáo khoa đã gây nên sự bất cập và rắc rối trong các gia đình khi cha mẹ hay thậm chí anh chị không thể giúp con, em mình giải bài tập trong sách giáo khoa! Điều đáng nói là mặc dù thay sách giáo khoa và thay đổi nhiều chính sách nhưng phương pháp giáo dục truyền thống vốn đào tạo nên những con người thụ động vẫn hầu như được giữ nguyên. Sự cố gắng tiếp nhận và thay đổi phương pháp mới tuy có được áo dụng nhưng không mang lại kết quả khả quan. Bằng chứng là tỉ lệ sinh viên ra trường tốt nghiệp hàng năm vẫn là những con số khổng lồ và đáng quan ngại.

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức và là một ngoại ngữ

Không thể không nhắc tới việc tiếng Anh được sử dụng như một ngôn ngữ chính thức tại Singapore trong sự phát triển của nền giáo dục nói riêng và sự phát triển nói chung của đảo quốc sư tử. Ở thời điểm mới thành lập nước, đứng trước lựa chọn tiếng Anh hay tiếng Trung sẽ trở thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia, những nhà lãnh đạo đất nước đã quyết định chọn tiếng Anh mặc dù đa số công dân của Singapore là người gốc Hoa. Quyết định này đã gặp phải nhiều sự phản đối ở thời điểm bấy giờ nhưng cho đến ngày nay, thực tế đã chứng minh đó là sự lựa chọn hoàn toàn sáng suốt. Sự hiển nhiên của việc tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế và kho tàng kiến thức của nhân loại được lưu trữ bằng ngôn ngữ này là điều dễ thấy. Thêm vào đó, một quốc gia không thể phát triển nếu tự đứng một mình, chối bỏ sự hội nhập quốc tế. Việc sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính thức của đất nước và hầu hết người dân có thể giao tiếp thành thạo bằng ngôn ngữ này đã mở ra vô số cơ hội cho sự phát triển kinh tế, xã hội và đặc biệt là giáo dục cho quốc đảo này. Không những thế, ngôn ngữ chính thức trong giáo dục tại đây là tiếng Anh chính thống chứ không phải Singlish – thứ tiếng Anh ảnh hưởng bởi giọng, từ vựng và cả ngữ pháp của tiếng Hoa, Malay và một số tiếng địa phương khác.

Sự thành công của từng cá nhân cũng là biểu hiện của sự thành công của nền giáo dục

Việt Nam có lý do khách quan để không thể lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức. Tiếng Việt đã có lịch sử hàng ngàn năm, việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ ghi âm tiếng Việt là một bước tiến trong lịch sử dân tộc, cả một kho tàng văn học, văn hóa và kiến thức quý giá của dân tộc đã được ghi lại bằng thứ ngôn ngữ này, đây cũng là ngôn ngữ giao tiếp được chúng ta sử dụng qua hàng ngàn năm lịch sử không thể thay thế được. Điều này đã gây hạn chế không nhỏ cho việc học tiếng Anh của người Việt và cũng là điểm chung giữa chúng ta với một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… mặc dù chúng ta có lợi thế hơn họ ở hệ chữ viết trên nền tảng chữ cái latin tương đồng với tiếng Anh.

Ngày nay, để việc học tiếng Anh thu được hiệu quả tốt, nhiều bậc cha mẹ cho con mình theo học tại các trường quốc tế với chi phí đắt đỏ hoặc cho các em học các khóa tiếng Anh tại những đất nước mà tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức hoặc ngôn ngữ thứ 2 như Singapore, Philippines, Malaysia… với chi phí cũng không phải là thấp, tuy nhiên, sự cải thiện khả năng Anh ngữ rõ ràng hơn hẳn so với trong nước.

Trên đây là một số khác biệt trong nền giáo dục của Singapore và Việt Nam theo quan điểm của người viết. Sự cải thiện giáo dục trong nước là mong muốn của rất nhiều người và vấn đề này cũng đã tốn không ít giấy mực từ trước đến nay nhưng bất cập vẫn còn tồn tại nếu không muốn nói là ngày càng gia tăng. Có một điều dễ thấy là bằng cấp tại các trường đại học ở Singapore được đánh giá cao hơn Việt Nam, sinh viên tốt nghiệp tại đây cũng có triển vọng nghề nghiệp rộng mở hơn và đó là lý do hàng ngàn sinh viên quốc tế mỗi năm trong đó có sinh viên Việt Nam du học Singapore. Như vậy là nền giáo dục của chúng ta vẫn còn phải học hỏi rất nhiều từ quốc đảo nhỏ bé mà giàu mạnh này.

>> Hội thảo chương trình Trung học của Học viện SIM (SIM IA): Cơ hội duy nhất được test đầu vào trực tiếp và miễn phí tại Việt Nam!

Công ty Du học INEC

Tổng đài tư vấn: 1900 636 990

Email: [email protected]

Đăng ký tư vấn du học Singapore:  https://goo.gl/iKQ6JL

error
fb-share-icon

Tweet

fb-share-icon